Nấm sạch và ước mơ của Quỳnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phan Kim Nhật Quỳnh (33 tuổi, ở TX.An Nhơn, Bình Định) đang là cái tên được chú ý trong làng trồng nấm. Bằng sự trẻ trung, quyết đoán và kiên trì của mình, Quỳnh đã gặt hái được nhiều thành công với nấm sạch.
Quỳnh kể, con đường đến với nghề trồng nấm hết sức tình cờ. Khoảng 3 năm trước, khi đang có công việc tốt ở một công ty lớn tại Việt Nam, Quỳnh thấy tiếc cho phần rơm rạ ở quê bị đốt bỏ nên bắt đầu ấp ủ kể hoạch tận dụng. Vậy là cô gái trẻ ấy bắt đầu vác ba lô lên đường, lang thang khắp nẻo từ các trang trại nấm của Việt Nam đến Trung Quốc để học nghề và góp nhặt kinh nghiệm.
Sau khi trở về, Quỳnh dùng vốn liếng có được của mình và vay mượn thêm để mở trang trại trồng nấm rơm 1.000 m2 tại quê nhà. Năm 2019, cô gái trẻ này tham gia cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh Bình Định với dự án trồng nấm trong nhà kính và chế biến các sản phẩm từ nấm, và đã đoạt giải đặc biệt.

Quỳnh tại xưởng nấm sạch của mình. Ảnh: NVCC
Quỳnh tại xưởng nấm sạch của mình. Ảnh: NVCC
Quỳnh kể khi mới bắt đầu, hầu như người dân ở đây chỉ trồng nấm rơm ngoài trời, ít có mô hình nào trồng trong nhà kính nên việc tìm ra cách trồng trong nhà sao cho đảm bảo chất lượng và năng suất là điều cần nhất phải làm. Trồng trong nhà, nấm sẽ có chất lượng tốt hơn vì kiểm soát được các mối nguy như nguồn nước đã được lọc sạch, côn trùng, phân bón, hóa chất ngoài đồng không tác động vào, và đặc biệt hạn chế được các tác động của thời tiết hơn trong khi Bình Định mỗi năm đều có bão, lụt, thời tiết khá khắc nghiệt.
Riêng nấm hương là một loại nấm rất ngon và tốt cho sức khỏe, có thể chế biến được nhiều món, đặc biệt là snack nấm hương, nhưng Việt Nam không phải thế mạnh. Quỳnh cũng cho biết khi tìm hiểu thị trường thì 90% nấm hương trong nước là xuất phát từ Trung Quốc. Vì Việt Nam là nước nhiệt đới, trong khi nấm hương lại thích lạnh, chỉ có thể trồng ở nơi có nhiệt độ từ 15 - 25 độ C. Do vậy, Đà Lạt và Sa Pa là nơi có thể trồng và tự nhiên nhất.
Bình Định không thể trồng liền được nấm hương nên phải bắt đầu bằng việc lên Đà Lạt để tìm nguyên liệu. Sau khi đi từng nơi để tham quan, kiểm tra chất lượng, Quỳnh mới đem đi chế biến, phải thử đi thử lại, bỏ rất nhiều mẻ mới sấy ra được công thức tối ưu và chất lượng nhất. Sản phẩm đến tay người dùng phải làm sao vừa ngon, giòn, lại đảm bảo cấu trúc mà vẫn giữ được hương thơm tự nhiên nhất của nấm hương.
Và cuối cùng, sản phẩm nấm hương sấy giòn ra mắt vào tháng 10.2021. Đến tháng 1, sau khi đã có thêm 2 vị là tỏi ớt và rong biển cay thì đã có khoảng 15.000 sản phẩm nấm hương sấy giòn bán ra trên thị trường.
Theo đuổi ước mơ trồng và mở rộng thị trường phân phối nấm sạch, với Quỳnh là một hành trình đem lại rất nhiều giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Đó là cảm giác “sướng rơn” khi được trải nghiệm học hỏi rất nhiều, tiếp xúc với rất nhiều người từ nông dân đến các trang trại từ khắp các vùng miền, tới các tiểu thương ở chợ, các chuyên gia từ nông nghiệp đến kinh tế, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp nông nghiệp trên cả nước. Cũng từ đó, Quỳnh rèn luyện được tính kỷ luật, kiên trì hơn và có được nhiều bạn hơn ở khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh đó, xu hướng ăn chay mỗi ngày một nhiều hơn để bảo vệ môi trường thì nấm là một sản phẩm không thể thiếu.
Anh Nguyễn Thành Trung, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, cho biết: “Cơ sở sản xuất nấm của chị Phan Kim Nhật Quỳnh tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động với mức lương 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bình Định luôn khuyến khích và kết nối các bạn trẻ khởi nghiệp với nỗ lực lớn, sự kiên trì cho các mô hình xanh, sạch, an toàn cho môi trường và con người như vậy”.
Sắp tới, cơ sở sản xuất của Quỳnh sẽ tổ chức chuyển giao cho bà con trồng nấm sạch và thu mua bao tiêu cho bà con tại chỗ. Dự định năm 2023, Quỳnh sẽ xây dựng nhà máy có quy mô trên 5.000 m2 có đầy đủ các tiêu chuẩn ISO, HACCP, FDA, Halal để xuất khẩu.
Theo Tâm Ngọc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.