Muôn loài trở lại rừng xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nạn phá rừng thời gian gần đây ở khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền rộng 40.678ha thuộc địa bàn các huyện A Lưới, Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm mạnh, không chỉ rừng nguyên sinh hồi sinh mà tần suất các loài động vật xuất hiện cũng nhiều hơn thông qua các ghi nhận về hình ảnh, tiếng hót, dấu chân...

Đợt đặt bẫy ảnh do Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền phối hợp với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt thực hiện và vừa công bố kết quả khiến nhiều chuyên gia, giới nghiên cứu động vật quan tâm. Trong đó, ngoài 11 tấm ảnh rõ nét, chi tiết về loài Mang Trường Sơn đặc hữu, quý hiếm và nguy cấp, vốn rất thiếu thông tin, những tấm ảnh còn lại ghi nhận sự xuất hiện của 30 loài thú và chim quý khác như: trĩ sao, thỏ vằn Trường Sơn, sơn dương, khỉ mặt đỏ, cầy vằn...

Đây đều là những loài nguy cấp, quý hiếm có tên trong Danh lục Đỏ IUCN; là minh chứng sống động về vùng sinh thái ẩn chứa nhiều điều thú vị cần tiếp tục khám phá và cần một kế hoạch hành động thiết thực nhằm bảo tồn một cách hiệu quả. Lâu dài, cần hướng đến xây dựng Khu dự trữ sinh quyển thế giới cho vùng hành lang xanh nối các rừng đặc dụng hiện có tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Khu Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Xê Sáp (Lào).

 

 
Giải cứu thú rừng mắc bẫy
Giải cứu thú rừng mắc bẫy
 Mang Trường Sơn
Mang Trường Sơn
 Cầy vằn
Cầy vằn
Thỏ vằn
Thỏ vằn
Trĩ sao
Trĩ sao
Đặt bẫy ảnh giữa rừng
Đặt bẫy ảnh giữa rừng



Theo VĂN THẮNG - TUẤN NGỌC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.