Mùa trung thu không thể quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con hẻm nhà tôi cư ngụ đã từng rộn ràng những mùa trung thu trước, từ khi lập nên khu phố này 20 năm.

Mỗi chiều trung thu khi đi làm về, đã thấy mấy chú tíu tít trong xóm treo đèn và giăng điện chấp chới lung linh.

Chị tổ trưởng một hôm nào đó của năm trước, khi chưa có dịch Covid-19 đã cho biết một con số rất vui, là từ khi “lập xóm”, tổ dân phố của tôi đã chào đón gần 80 em bé. Cứ vậy, ngày ngày lớn lên kể từ khi chúng oa oa khóc chào đời, cho đến tuổi mang khăn quàng và vào đại học.

Niềm vui rộn rã tưng bừng rước đèn nhận bánh của các cháu năm nào, giờ lùi vào một ký ức xa lắc, để lòng tôi hiện diện với một thực tại khó rũ bỏ. Đã 2 ngày qua, tôi nhận 3 bản danh sách từ các bạn đồng nghiệp cùng cơ quan, nhưng không dám mở ra xem. Bởi, trong đó là những con số vô cùng đau xót: danh sách những trẻ em ở một số quận huyện phải rời vòng tay ôm của mẹ, sống cảnh mồ côi bởi các bậc phụ huynh đột ngột lìa trần vì dịch Covid-19.

Nhưng rốt cuộc vì một công việc nhân ái của tờ báo chúng tôi, đó là Chương trình bảo trợ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19, tôi buộc phải mở mấy cái file PDF ấy, để nghe lòng trào lên một niềm xúc động, một sự thương xót vô biên với định mệnh nghiệt ngã. Hai bản danh sách có hơn 250 em lâm vào tình cảnh trớ trêu hiện đang cư ngụ ở Q.Bình Tân, H.Bình Chánh và Q.8 (TP.HCM). Một bản danh sách 84 em có đầy đủ địa chỉ, hoàn cảnh kèm với 21 đoàn của lãnh đạo thành phố, các ban ngành đang tỏa đi khắp chốn để thăm trẻ mồ côi thuộc địa bàn nhiều quận huyện. Việc làm này, cũng như toàn xã hội đang dang rộng vòng tay nâng đỡ, để các em có thêm chút ấm áp tình người.

Nỗi buồn đau mất mát quá lớn khi mỗi ngày nhìn vào những trang báo, những bài viết với một sự mâu thuẫn chưa từng xảy ra: cố không nghĩ đến, để có thêm chút sức đề kháng chống dịch và cảm xúc đau xót nghiệt ngã mỗi khi nghe đến những con số ấy, chúng cứ quyện vào nhau như hai nỗi phân tâm trong một con người. Hẳn nhiên, viết ra hay nói ra được, sẽ nhẹ lòng và nếu làm được gì đó cho các em sẽ vơi bớt đi chút nặng trĩu khi đối diện với thực tại phũ phàng chăng? Tôi tự hỏi và lặng lẽ bất lực khi tìm cách trả lời.

Chưa bao giờ cảm xúc của con người kỳ lạ như lúc này!

Chợt, bừng lên như một ánh nến trung thu khi nhận được bản email của một em học sinh 10 tuổi ở Hà Nội, gửi đến hộp thư của chương trình, vào cận đêm rằm. Em tên là Đ.D.K, đã viết một lá thư, trong đó có đoạn: “Các bạn thân mến, mình biết rằng các bạn rất buồn vì phải mất đi ba mẹ của mình. Các bạn à, dù vậy, nhưng ba mẹ các bạn ở trên cao, sẽ luôn ở bên các bạn và vẫn mãi mãi yêu thương các bạn. Dù ba mẹ các bạn đã mất đi, nhưng các bạn vẫn phải phấn chấn vươn lên, để ba mẹ các bạn vui vẻ ở trên phương trời xa ấy…”.

Những dòng chữ của em học sinh ấy đã làm lòng tôi dịu lại…

Theo TRẦN THANH BÌNH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...