Mùa sim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vùng bán sơn địa là chân đất phù hợp nhất với cây sim. Sim mọc thành đồi, ít có thứ cây khác chen lẫn vào được. Những đồi sim lúp xúp miên man, uốn lượn bên những thung lũng khe suối. 
Sim rừng dáng khẳng khiu cằn cỗi. Cây sim ưa sống trên đất cát sỏi trọc trơ. Đó là cây chỉ thị. Nơi nào có loài sim mọc, nơi ấy đất nghèo dinh dưỡng và rất chua. Nhìn chỗ nào có cây sim, người ta nghĩ ngay đến một vùng đất xấu, ít có cây gì mọc nổi. 
Ấy thế mà sim cứ âm thầm lặng lẽ tồn tại qua nắng mưa nơi sỏi đá khô cằn, để đến mùa xuân thì cho mùa hoa rực rỡ nhất trong tất cả các loài hoa dại. Cùng ở vùng rừng nghèo kiệt, cũng cho hoa rực rỡ nơi bãi hoang nhưng cây mua nhìn mỡ màng thường mọc ven các con suối, quanh năm đầy nước, ít mọc trên đồi như sim.
Mùa xuân, những bụi sim còi cọc trơ khấc bỗng hóa thân ngào ngạt. Những nụ, những hoa bung nở ngát cả lưng đồi. Hoa sim không cho hương nhưng sắc thì vô cùng quyến rũ. Một bụi sim có khi cho đến ba sắc hoa. Hoa tím mơ màng, hoa phớt hồng bâng khuâng, hoa trắng tinh khiết...
Mùa hoa sim, ong rừng xôn xao. Những con ong vò vẽ lưng đen khoang vàng rắn rỏi. Rồi những con ong vàng hươm quý phái... Nhưng gần gũi, thân thương nhất vẫn là loài ong mật nhỏ nhắn, hiền lành.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mùa xuân, đồi sim vui vì hoa, vì ong. Cả vùng thiên nhiên náo nhiệt mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh. Lang thang giữa đồi sim muôn hồng ngàn tía ấy, mọi sự đời như được trút bỏ, hồn nhẹ tênh tênh. Người nhà quê một thời vô tư lự an nhiên mà sống, có lẽ cũng nhờ một phần ở những sắc hoa hoang dã của đất trời ấy!
Hè đến, những quả sim no nắng chín mọng lúc lỉu trên cành. Những cành sim quắt queo khẳng khiu như dồn hết tinh túy cho mùa quả. Quả sim chín đột ngột phổng phao chuyển từ màu xanh nhạt sang tím thẫm. Sim đầu mùa ngọt thanh. Trẻ trâu ngày nào cũng có từng nón sim chín quả to như đầu ngón tay cái. Mùa sim chín, người nhà quê có nghề đi hái sim rừng về bán lấy tiền mua gạo. Đó là món quà quê ngon lành mà thiên nhiên ban tặng.
Đến tháng bảy mưa ngâu, những lứa sim cuối mùa bỗng dưng hết ngọt, không phổng phao mọng mẩy nữa. Sim ấy ăn chát ngóm, ít nhựa mà đặc toàn hạt. Dân quê bảo sim bị ngâu vọc!
Rồi khi cây rừng đã cạn kiệt, người nhà quê chặt cả bụi sim để làm củi đun nấu, đào cả gốc sim để sưởi ấm qua đông. Chỉ một thời gian, những đồi sim đẹp mộng mơ đã biến mất. Ngày nay, điện đã dồi dào, không ai còn đun củi sưởi gộc nữa thì sim lại chẳng còn.
Gần đây, nhiều người trồng sim như một loại cây hàng hóa, có nơi còn làm cả rượu sim như một đặc sản của vùng đất. Nhưng chỉ có những đồi sim hoang, những mùa sim hoang mới sâu thẳm ngạt ngào thời tuổi thơ bay bổng.
NHÂN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.