Mưa giông...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đang hạ. Cái nắng dường như đã nắng gắt gỏng, nắng ngập tràn muôn nẻo đường từ phố thị đến làng quê. Bản tin dự báo thời tiết luôn cảnh báo nắng nóng. Có những buổi trưa nóng bức hay vừa qua xế chiều thường bất chợt trời chuyển giông, và sau đó là những trận mưa rào xối xả. Mưa rào rào đến rất vội vàng nhưng rồi cũng đi vội vàng mà người dân miền Trung quê tôi thường gọi là mưa giông. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi thôi, cơn mưa giông dường như đỏng đảnh buông xuống đất trời những giọt nước mát lạnh, làm dịu đi cái không khí ngột ngạt oi nồng của những buổi xế chiều.
 

 Nghịch nước mùa mưa giông.
Nghịch nước mùa mưa giông.


Chiều nay, đón trận mưa giông bên quán cóc ven đường, xòe bàn tay hứng những giọt nước mưa sao lòng chợt nhớ da diết những cơn mưa giông từ rất xa rồi, cái thời "tuổi thơ dữ dội" như lát phim ký ức bỗng hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn, vỡ òa như những giọt nước mưa kia lăn tăn xuống lòng đường rồi trôi tuột theo dòng nước. Thành phố nơi tôi đang sống đã bước vào những ngày cuối hạ đầu thu, còn vương vấn với những sắc hoa của điệp vàng, bằng lăng tím, phượng vĩ thưa thớt trên cành... Tất cả như rưng rức sắc hoa dịu dàng trong cái nắng gắt cuối của ngày hạ. Và thường có những cơn mưa giông bất chợt. Mưa giông ở khúc ruột miền Trung không hẳn là mưa bóng mây như ở đất trời phương nam Sài thành, cũng không thình lình nhanh quá đỗi như xứ bắc Hà thành. Mưa giông miền Trung như cô gái mới lớn e thẹn, ngập ngừng trong mối tình đầu, nghĩa là đất trời phải "chuyển" từ gió, nắng, rồi mới cuốn phăng đi hết cái gắt gỏng của nắng qua một trận mưa giông xối xả. Đến những chiếc lá vàng vừa mới bị gió thổi xào xạc trên đường giờ đã cuốn chạy theo dòng nước mưa. Những cơn giông như thế khiến đất trời mát mẻ, dịu dàng hơn, giao thoa bớt với cái nóng nắng oi bức khô khan cho nhân gian, cây cỏ...

Mùa hạ đến với những ngày nắng cháy da. Ngay từ sớm đã thấy người đi đường ai nấy cũng "trang bị" cho cái sự "chạy" nắng. Nếu mùa xuân đến cây cỏ lá hoa tràn lên sắc xuân mạnh mẽ, thì đến hạ về đã bắt đầu phai tàn và chống chọi với nắng gắt chói chang. Thế nhưng, khi những cơn mưa giông kéo nhau về tắm gội đất trời, thường ai cũng đều nhận ra trong khí trời mát mẻ sau mưa, cảnh vật như bừng lên sức sống mới. Cũng con đường tôi đã đi qua hàng ngày trong thành phố nhỏ bé này, sau mưa giông, tôi cảm nhận hình như cây lá bỗng trở nên mượt mà tinh tươm đến lạ lẫm... Đúng là trong cả năm trời, không có cơn mưa nào đến nhanh, bất ngờ và dữ dội như mưa giông mùa hạ. Có khi trưa vắng vẻ, yên ắng hay vừa qua xế chiều bỗng từ đâu gió mạnh thổi về, và cứ thế cây lá ngả nghiêng, những tia sáng chớp giật, và sau đó là những tiếng mưa rơi xối xả. Thời trẻ con ở quê nhà ngày xưa từng đám thi nhau ra đường tắm mưa, rồi chạy ra bờ ruộng ngoài đồng xem những chú cá rô ức nước. Và còn biết bao những kỷ niệm loáng loáng như những giọt nước mưa trong veo trong tâm khảm mỗi người về ký ức những trận mưa giông thời trẻ dại...

Trong cái nóng nắng của những ngày hạ này, dường như ai cũng đều trông chờ một cơn mưa giông tưới tắm đất trời. Là mong những giọt mưa giông xối xả tự nhiên cho đất đai không còn khô cằn, và xanh hơn những con đường, những dòng sông mãi trôi về biển cả. Chiều nay, có người thao thiết nhớ quê, và nhớ mưa giông...

 

Theo THẢO NGUYÊN (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null