Mùa đông trên miền băng giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ sau Tết âm lịch Nhâm Dần 2022 đến nay, băng giá diện rộng diễn ra liên tục ở địa bàn Xín Cái, Thượng Phùng (H.Mèo Vạc, Hà Giang) khiến việc phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng lớn.
Nằm ở khu vực núi đá có độ cao trung bình khoảng 1.700 m so với mực nước biển, thuộc vùng khí hậu thời tiết hết sức khắc nghiệt, nên cứ đến mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 3), trên địa bàn 2 xã Xín Cái và Thượng Phùng của H.Mèo Vạc (Hà Giang) thường xảy ra hiện tượng băng giá (dưới 0 độ C) kéo dài và vùng này được gọi là miền băng giá.
Địa bàn 2 xã Xín Cái và Thượng Phùng là 2 xã biên giới đặc biệt khó khăn của H.Mèo Vạc (Hà Giang), với 23,831 km đường biên giới, tiếp giáp với trấn Điền Bồng, H.Phú Ninh, Vân Nam (Trung Quốc) và các thôn xã khác trong tỉnh. Hai xã có 32 thôn (11 thôn giáp biên giới), với 1.794 hộ/10.112 khẩu của 9 dân tộc cư trú đan xen (Kinh, Mông, Dao, Tày, Xuồng, Giấy, Lô Lô, Hoa…), trong đó dân tộc Mông chiếm 82%.
“Ở đây, mùa hè cũng luôn có sương mù, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp (18 - 22 độ C) và mưa nhiều hay gây ra sạt lở đường sá, ách tắc giao thông. Mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), nhiệt độ trung bình từ 5 đến 10 độ C, có khi xuống đến 0 độ C, liên tục có sương mù, băng, tuyết, rét buốt...”, thiếu tá Mua Mí Cáy, Chính trị viên Đồn biên phòng Xín Cái, kể vậy và cho biết: Đặc biệt, từ sau Tết âm lịch Nhâm Dần 2022 đến nay, băng giá diện rộng diễn ra liên tục ở địa bàn Xín Cái, Thượng Phùng, khiến việc phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng lớn.
Có mặt tại Xín Cái và Thượng Phùng những ngày cuối tháng 2, PV Báo Thanh Niên đã ghi lại các hoạt động của người dân địa phương và Bộ đội biên phòng Hà Giang trong mùa băng giá.t
 
Băng giá tại khu vực chợ Săm Pun (xã Thượng Phùng). Ảnh: Mai Thanh Hải
Băng giá tại khu vực chợ Săm Pun (xã Thượng Phùng). Ảnh: Mai Thanh Hải
 
Do lạnh sâu nhiều ngày nên khối lượng băng bám trên các thân lá cây ngày càng dày và cứng. Ảnh: Mai Thanh Hải
Do lạnh sâu nhiều ngày nên khối lượng băng bám trên các thân lá cây ngày càng dày và cứng. Ảnh: Mai Thanh Hải
 
Băng giá gây lạnh sâu, người dân không dám ra khỏi cửa. Ảnh: Độc Lập
Băng giá gây lạnh sâu, người dân không dám ra khỏi cửa. Ảnh: Độc Lập
 
Cây lá đỏ trên sườn núi bị đóng băng dày. Ảnh: Mai Thanh Hải
Cây lá đỏ trên sườn núi bị đóng băng dày. Ảnh: Mai Thanh Hải
 
Tổ công tác của Đồn biên phòng Xín Cái vượt qua những ngày rét buốt, thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biên giới. Ảnh: Độc Lập
Tổ công tác của Đồn biên phòng Xín Cái vượt qua những ngày rét buốt, thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biên giới. Ảnh: Độc Lập
 
Thiếu tá Nguyễn Văn Chủng (phải), Chính trị viên phó Đồn biên phòng Xín Cái, xuống thăm hỏi, động viên các hộ dân vượt qua giá rét, ổn định cuộc sống thường nhật. Ảnh: Mai Thanh Hải
Thiếu tá Nguyễn Văn Chủng (phải), Chính trị viên phó Đồn biên phòng Xín Cái, xuống thăm hỏi, động viên các hộ dân vượt qua giá rét, ổn định cuộc sống thường nhật. Ảnh: Mai Thanh Hải
 
Những đứa trẻ bất chấp băng giá, vẫn ra sân chơi đùa. Ảnh: Độc Lập
Những đứa trẻ bất chấp băng giá, vẫn ra sân chơi đùa. Ảnh: Độc Lập
 
Người dân thôn Lùng Vần Chải (Xín Cái) đi thăm vườn rau bị ảnh hưởng bởi băng giá. Ảnh: Độc Lập
Người dân thôn Lùng Vần Chải (Xín Cái) đi thăm vườn rau bị ảnh hưởng bởi băng giá. Ảnh: Độc Lập
 
Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Xín Cái (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Giang) khẳng định chủ quyền trên biên giới. Ảnh: Độc Lập
Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Xín Cái (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Giang) khẳng định chủ quyền trên biên giới. Ảnh: Độc Lập
Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.