Mùa đông Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng thức giấc nghe tiếng chim hót ríu rít bên ngoài, hơi sương lạnh phủ trên căn phòng khiến tôi vội lấy chiếc áo ấm khoác lên trước khi bước ra khỏi phòng. Một ngày mới bắt đầu!
Pleiku đang những ngày mùa đông. Sáng sớm đi làm, tôi trang bị cho mình đồ ấm với chiếc áo măng tô dạ và đôi giày boot. Hai đứa con tôi được mặc ấm và quàng khăn.
Hơi sương sớm vẫn còn đọng trên những chiếc lá. Những ngôi nhà hai bên đường vẫn còn đang say giấc. Buổi sớm xe cộ ít, không khí trong lành và đường phố thênh thang rộng. Đôi ba gánh hàng rong của các mẹ, các chị cũng thong dong hơn trong chuyến chợ sớm. Lũ trẻ đi học sớm, cười nói tíu tít. Tôi hít căng lồng ngực không khí lành lạnh trong lành buổi sáng, cơn ngái ngủ dường như đã biến mất, thay vào đó là sự tỉnh táo lạ thường.
Nếu bạn hỏi tôi thích mùa nào của Phố núi nhất, tôi sẽ trả lời là mùa đông, dù cho mỗi mùa ở Pleiku đều có những nét độc đáo riêng. Vào mùa đông, mọi người như gần nhau hơn khi cùng ngồi bên cạnh nhau để thưởng thức ly cà phê còn ấm nóng trên tay hay ngồi quanh một bếp lửa hồng để hít hà cái lạnh cực kỳ thú vị, kể những câu chuyện ngày xưa hay nghe một bản nhạc buồn trong không khí lạnh trong veo của đêm.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mùa đông Pleiku cũng biết làm đẹp cho mình khi tự điểm thêm những chấm vàng của dã quỳ làm rực rỡ một số cung đường mà ai đến với Pleiku cũng ngây ngất trước vẻ đẹp đầy hoang dại và quyến rũ ấy. Mùa đông còn là mùa cỏ đuôi chồn nở hoa, những cọng cỏ dài màu tím nhìn thật đẹp mắt, cỏ đuôi chồn thường mọc thành những bụi lớn trên những không gian bằng phẳng và rộng lớn, tạo nên một cánh đồng cỏ màu tím đầy nên thơ và cuốn hút. Nếu không nói quá thì mùa đông là mùa mà những người yêu thích chụp ảnh phong cảnh tự nhiên mong đợi nhất. Chỉ cần diện một bộ đồ màu trắng là bạn sẽ có những tấm ảnh rất đẹp mà không cần phải chỉnh sửa quá nhiều.
Mùa đông Pleiku thì không thể thiếu những món nướng, nhất là món khoai lang nướng. Vừa đi bộ vừa thưởng thức món khoai còn nóng hổi trên tay, đượm vị ngọt của mật, tan chảy từ từ trong miệng như các cung bậc cảm xúc được hòa trộn vào nhau. Sau ngày làm việc bận rộn, buổi tối, gia đình tôi cũng hay dạo Quảng trường Đại Đoàn Kết và thưởng thức món khoai lang nướng hay hột gà nướng. Ăn vị nóng trong không khí lạnh rất là thích, mấy đứa con tôi thích mê.
Mùa đông Pleiku là một sự mê hoặc đầy kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng, một mùa đầy lãng mạn, mùa tình yêu nơi Phố núi của tôi.
LÊ VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...