Mưa đầu mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Do có sự ảnh hưởng của độ cao, thời tiết thay đổi theo địa hình khác nhau. Mùa mưa Tây Nguyên bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau. Nhờ khí hậu đặc trưng ấy nên vùng đất đỏ bazan là nơi thích hợp cho sự phát triển của bạt ngàn cao su, cà phê, hồ tiêu, điều... thu hút mọi ánh nhìn khi ngang qua vùng cao nguyên tươi đẹp.
Cũng như con người Tây Nguyên, các loại cây công nghiệp dài ngày phải chịu đựng một quãng thời gian khô hạn kéo dài khoảng nửa năm chờ mưa tới. Bởi thế, những cơn mưa đầu mùa thường được chờ đợi hơn cả. Chỉ cần một cơn mưa tới là muôn loài cây trở nên xanh tươi lạ thường, trổ nụ, đơm hoa. Tâm lý “nắng hạn chờ mưa” đã làm cho con người Gia Lai hết sức vui mừng, phấn khởi khi mùa mưa tới. Người Gia Lai thường ví cơn mưa tháng 6 là “mưa vàng”. Nhà nhà, người người tổ chức ăn mừng khi mưa xuống. Lúc này, người dân có thể thu dọn máy bơm nước ống tưới gọn gàng.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Phải chăng, con người và cỏ cây hoa lá đều có chung tâm trạng. Con người vui vì thoát khỏi nỗi lo nắng hạn, thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Mùa mưa, các ao hồ sông suối nước đầy ăm ắp, đó là cả một nguồn sống lớn cho tất cả các loại cây trong mùa khô năm tới. Còn cây cối vui vì được tưới tắm, gột rửa lớp bụi thời gian. Đây là lúc quả cà phê lớn nhanh như thổi, phổng phao để kịp cho mùa thu hoạch mọng nước chín đỏ vào tháng 11. Mùa mưa là quãng thời gian để cây cao su được cung cấp thêm nguồn nước, tạo nên dòng sữa trắng ngọt ngào. Với cây hồ tiêu, sau mùa thu hoạch, cây xơ xác, chỉ trận mưa về là cây nhú ra những chồi lá non, tạo nên sức sống mới để ra hoa đậu quả. Về mùa mưa, riêng với cây điều khó chăm sóc hơn bởi mưa về ban ngày lá điều sẽ kém phát triển vì thiếu ánh sáng. Nhưng mưa đã giúp cho cây điều có thêm nguồn nước, dưỡng chất mùa mưa giúp cây điều chống chọi được với cái nắng hạn kéo dài của mùa khô. Mưa xuống là lúc người nông dân bận rộn chuẩn bị cho mùa gieo trồng mới. Không khí thật rộn ràng.
Lên thăm những người lính Biên phòng đang làm nhiệm vụ tại chốt phòng-chống dịch Covid-19 của các xã biên giới mới biết cơn mưa đầu mùa quan trọng như thế nào. Nó làm cho không khí dịu lại, bớt cái hanh hao của những ngày nắng hạn. Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt của những người lính quân hàm xanh vơi đi phần nào khi mùa mưa đến.
Bao năm qua, chứng kiến và vui với niềm vui của con người Gia Lai mỗi độ mưa về, tôi càng thêm yêu, thêm quý con người và mảnh đất yêu thương này. Lòng thầm mong cho mưa thuận gió hòa để chúng ta luôn có cuộc sống no ấm, đủ đầy. 
NGUYỄN THỊ LÀNH

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null