Một kỳ thi nghiêm túc, công bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm nay, hơn 1 triệu thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng nhất với bao kỳ vọng, mơ ước về nghề nghiệp.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT do đó luôn được chờ mong phải sạch tiêu cực, đủ để tạo niềm tin cho xã hội.

Dù có những nỗ lực rất lớn từ các ban ngành, tổ chức xã hội chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm đảm bảo an toàn, nghiêm túc, không để cho bất kỳ thí sinh nào khó khăn mà không đến được trường thi, nhưng khi kết thúc kỳ thi thường vẫn có những vấn đề gây bức xúc trong dư luận.

Vụ gian lận điểm thi “rúng động lịch sử” thi năm 2018 khiến Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy trình chấm thi tốt nghiệp. Nghi vấn lộ lọt đề thi môn sinh trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 dẫn đến năm nay Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy trình ra đề thi. Việc phát hiện và khởi tố vụ án gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao trong kỳ thi năm ngoái khiến năm 2022 những người tổ chức thi đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn; trong đó có yêu cầu thí sinh để vật dụng, trang thiết bị cách phòng thi 25 m. Một số địa phương như Hà Nam, công an tỉnh phối hợp với các trường THPT tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo vệ bí mật nhà nước liên quan công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời yêu cầu tất cả học sinh lớp 12 và phụ huynh ký cam kết không vi phạm… Thoạt nhìn thì giải pháp này tỏ ra hiệu quả để tạo nên một kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng. Tuy nhiên, tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT đâu chỉ có thí sinh mà còn lãnh đạo ngành giáo dục địa phương, các ban ngành hỗ trợ, cán bộ giảng viên trường đại học, giám thị… Vì vậy, nếu chỉ mỗi học sinh và phụ huynh cam kết không vi phạm thì cũng không giải quyết được vấn đề. Đó là chưa kể, nhìn lại những tiêu cực thi cử trong thời gian qua thì gian lận có tính hệ thống và gây hậu quả nghiêm trọng lại không phải thuộc về thí sinh.

Thi tốt nghiệp THPT dù vẫn có mục đích xét tuyển đại học nhưng chủ yếu vẫn là để tốt nghiệp, vì vậy trách nhiệm rất lớn thuộc về địa phương. Thế nên lãnh đạo địa phương cần thoát khỏi những ràng buộc về thành tích, công tâm tổ chức một kỳ thi nghiêm túc, đánh giá đúng thực lực của ngành để có những điều chỉnh dạy học phù hợp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục, cũng là chất lượng của nguồn nhân lực tương lai.

Hiện nay các trường đại học thực hiện nhiều phương thức xét tuyển riêng nên với nhiều thí sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn áp lực như vài năm trước. Những thí sinh này xem kết quả thi tốt nghiệp như điều kiện đủ để vào đại học. Tâm lý này cũng góp phần khiến thi tốt nghiệp cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, với nhiều trường đại học lớn, những ngành học có sức hấp dẫn thì chỉ cần chênh nhau từ 0,25 điểm trong kỳ thi này cũng có thể khiến thí sinh trượt cơ hội trúng tuyển. Vì lẽ đó, trong “cuộc đua” này cần sự công tâm của tất cả những người tham gia để tránh tình trạng mất công bằng.

Tuy nhiên không thể cứ chống tiêu cực trong thi cử bằng cách chạy theo “bịt lỗ hổng” từng năm mà cần những giải pháp bền vững hơn. Và trên hết trong từng nhà trường, từng giáo viên, học sinh cần dạy thực, học thực, thi thực ngay trong mỗi giờ học, xem đó như là một nét văn hóa học đường thì sẽ không còn lăn tăn với tiêu cực thi cử vào mỗi mùa thi.

Theo NHIÊN AN (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...