Một chủ trương đúng và trúng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc các tỉnh, thành chủ trương đưa bà con có hoàn cảnh khó khăn từ TP.HCM về quê tránh dịch là chủ trương đúng và trúng. Một mặt để bà con về, gia đình chia sẻ cùng nhau; mặt khác, giảm được áp lực cho TP.


Chiều 13.7, ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết lãnh đạo TP đã đồng ý về mặt chủ trương việc đưa công dân Đà Nẵng từ vùng dịch, đặc biệt là ở TP.HCM có nhu cầu trở về quê tránh dịch.


Xác định đây là chính sách nhân văn và thiết thực nên lãnh đạo TP giao cho các ngành liên quan nhanh chóng kiểm tra, xác minh thông tin; nếu công dân ở các vùng dịch, trong đó có TP.HCM có nhu cầu về Đà Nẵng thì chủ động phương án bố trí phù hợp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cũng trong ngày 13.7, Hội đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM cũng đã có thông báo:“Đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM có hoàn cảnh hết sức khó khăn... có nguyện vọng về quê thì đăng ký với hội đồng hương huyện, tỉnh để được hội đồng hương và tỉnh nhà hỗ trợ”.

Được biết đây là chủ trương của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam giao cho hội đồng hương kết nối. Cách làm này rất hiệu quả vì hội đồng hương là nơi nắm rõ nhất con em đồng hương mưu sinh ở TP.HCM, họ trở thành đầu mối liên lạc, sau đó giúp tỉnh tổ chức điểm đón và các việc liên quan.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, Bình Định chuẩn bị các phương án hỗ trợ người về từ vùng dịch TP.HCM. Sau 3 ngày kể từ 7.7, đã đón được 500 bà con.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh: “Không để xảy ra việc kỳ thị người từ vùng dịch Covid-19 về”.

Ngày 9.7, Ninh Thuận cũng đã kích hoạt các cơ sở tập trung ở 6 huyện, thị. Hàng trăm người đã tham gia công tác tình nguyện tại các khu cách ly, bộ máy hành chính của Ninh Thuận cũng tập trung vào công việc quan tâm, chăm sóc người dân trở về từ vùng dịch.

Để đưa được người có nhu cầu về quê có rất nhiều việc phải lo. Từ khu cách ly đến xe cộ, tổ chức thực hiện làm sao cho phù hợp với tình hình cả ở TP.HCM và các địa phương, trong đó quan trọng nhất là an toàn trong phòng chống dịch.

Nhiều bà con có nguyện vọng muốn về nhà tự cách ly. Nguyện vọng đó là chính đáng, nhưng cũng cần hiểu rõ hơn một chút: Đầu tiên là đã có nhiều ca bệnh phát sinh ở các địa phương, trong đó có nhiều ca là người từ TP.HCM đến, nên việc cẩn thận là để hạn chế việc đáng tiếc xảy ra. Thứ nữa, bà con ta vốn có truyền thống tương thân tương ái, nhưng cũng có người nhận thức không đúng nên việc ông Nguyễn Tuấn Thanh nói “tránh kỳ thị” là lãnh đạo đã thấu hiểu.

Việc cách ly như thế nào, theo tôi, là do từng địa phương căn cứ vào thực tế để quyết định. Trường hợp cách ly tập trung, theo quy định mới của Bộ Y tế là 14 ngày thì bà con cũng nên chịu khó vì lợi ích cộng đồng.

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành, có tổ chức hoặc tự phát, đóng góp thực phẩm, nông sản chia sẻ với TP.HCM, đó là những nghĩa cử ấm áp. Nhưng việc vận chuyển, phân bổ đúng đối tượng phải mất rất nhiều công sức.


Nếu các tỉnh hỗ trợ bà con về, thì việc đóng góp đó nên tập trung cho khu cách ly, vừa tiện lợi vừa thiết thực. Bà con khó mới chọn cách về quê, vì thế đỡ đần để bà con bớt gánh nặng và thấy ấm áp. Tình quê là thế!

Theo Nguyễn Thế Thịnh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.