Một chốn cũ giữa Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trưa nhẹ nắng. Gió dìu dịu. Không gian thanh sạch được cơn mưa cuối mùa tắm gội. Lòng nhẹ tênh cùng nắng gió làm cho con người thường quay về hoài niệm. Tôi lang thang xe máy độc hành. Cảnh cũ đổi thay. Người xưa chốn này phần nhiều cũng lạ lẫm vì nhiều lý do hoặc thời gian xóa nhòa nét cũ. Thăm hỏi rồi cũng gặp lại vài người. Mừng vui khôn xiết. Hàn huyên câu chuyện dài dọc gần 40 năm. Cậu con trai tuổi 16 là tôi ngày ấy tóc đã hoa râm. Chị Tính, anh Sơn… lên chức ông bà, nụ cười móm mém. Chao ôi, thời gian thoi đưa, cảnh vật đổi khác thì bất chợt có một khoảnh khắc thần tiên mộc mạc bên nhau, còn gì hạnh phúc bằng!
Tôi còn nhớ ngày ấy cha tôi đưa một nửa gia đình từ vùng quê lúa Bình Định lên điểm kinh tế mới 17-3 của phường Yên Đổ (thị xã Pleiku, nay thuộc phường Yên Thế, TP. Pleiku) làm kinh tế mới tự do. Lòng ngập buồn ly hương và ly tán, tôi ngồi đếm thời gian trên chiếc xe đò chật như nêm người là người cùng đủ thứ hành lý, gia cầm các loại và cả những chú heo bốc mùi đến ngạt thở. Đèo Mang Yang quanh co vực dốc. Chiếc xe hàng già cỗi nặng nề từng vòng lăn bánh. Mưa giăng, gió thốc. Núi rừng trùng điệp ảo mờ. Dốc dài nối dốc, quanh co. Thảng hoặc vài nếp nhà sàn chênh vênh bên sườn đồi. Sự mông quạnh khiến tôi không cầm được nước mắt. Len lén nhìn sang cha ngồi bên cạnh. Gương mặt người đanh lại, đôi mắt đỏ đọc…
 Đoạn đường Hà Huy Tập (phường Yên Thế), nhà tôi xưa ở đấy. Ảnh: Đ.P
Đoạn đường Hà Huy Tập (phường Yên Thế), nhà tôi xưa ở đấy. Ảnh: Đ.P
Chập choạng tối thì chúng tôi đến nơi mình cần đến. Căn nhà ván hẹp mái lợp tôn, nền đất ẩm nằm lọt thỏm giữa khu vườn dốc thoải có mấy cây bơ, sầu riêng, những hàng cà phê chưa ra trái. Gian nhà mới là đây. Dọc 2 bên con đường đất rộng trơn lầy, hàng xóm nhà cách nhà chừng 500 m. Cùng giống nhau tạm bợ, tuềnh toàng và hiu buồn. Bên ngọn đèn dầu heo hắt gió lùa, chúng tôi ăn bữa cơm tối đầu tiên trong im lặng. Ngoài trời u u mưa.
Hàng xóm phần đông là những gia đình trẻ. Cha tôi khi đó chừng 50 tuổi, vì tôn trọng nên họ gọi bằng chú và gọi chúng tôi là em, rất thân tình. Người dân xóm mới nương tựa vào nhau cả trong việc làm ăn.
Hoa lợi trong vườn chưa đến kỳ hoa trái, rẫy trồng cây công nghiệp ngắn ngày đợi mùa thu hoạch, chẳng đặng đừng, cha tôi làm nghề đốn củi mang ra chợ bán. Với một ông giáo làng, nghề tiều phu nhọc nhằn sao kể xiết. Tôi theo cha lên rừng bằng chiếc xe đạp thồ độ chế chỉ có chức năng chở nặng, lăn bánh nhờ vào sức đẩy chứ không đạp. Rừng lúc đó không xa, thuộc xã Diên Phú bây giờ. Thức dậy khi trời hãy còn tối mịt, tôi vác rựa cùng cha dắt xe lên đường. Những ngày đầu, theo sự hướng dẫn của anh Sơn và vài người hàng xóm khác, trầy trật lắm cha con tôi cũng được xe củi cuối ngày mang ra chợ Biển Hồ ngồi bán đong được mấy bơ gạo, mua túm cá biển hấp hay đùm mắm nêm đắp đổi qua ngày. Rau xanh thì nhặt nhạnh vườn nhà. Thiếu đói và lao động nặng nhọc nên bữa cơm dù đạm bạc thế nào cũng thấy ngon miệng. Cha tôi động viên: “Trải nghiệm cuộc sống mới cùng cha mấy tháng hè rồi về quê tiếp tục học hành. Tương lai của các con không thuộc vùng đất này!”.
Tôi trở lại quê nhà, lao đầu vào đèn sách mà không lúc nào vơi nỗi nhớ về người cha già nơi đất lạ đang nhọc nhằn mưu sinh. Nhớ mùa mưa Tây Nguyên rấm rứt ngày nối ngày. Căn nhà ván trống huơ. Đất đỏ nhão quánh trơn lầy bám vào áo quần da thịt. Những người hàng xóm mới chất phác, lam lũ. Những buổi lên rẫy, vào rừng, ra chợ cùng cha.
Như một cơ duyên, tôi trở lại Pleiku tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học rồi ở mãi đến giờ. Lần lữa mãi mà chưa một lần tôi quay về thăm chốn cũ. Tôi sợ phải gặp lại khung trời cũ khó nghèo cùng cực dù ấm áp tình người. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đất nước mình nghèo lắm. Ai cũng muốn chạy trốn cái nghèo cho dù mình đang nghèo và dù lòng không lúc nào nguôi nỗi nhớ cái thời khốn khó.
Điểm kinh tế mới 17-3 bây giờ hoàn toàn thay đổi. Những con đường trải nhựa dọc ngang. Nhà xây kiên cố san sát thấp thoáng dưới tán cây ăn quả, vườn cà phê xanh mượt. Nhiều cửa hàng cửa hiệu mọc lên. Tôi ngồi trước hiên nhà anh Sơn, nhấp từng ngụm chè xanh nóng ấm rồi trả lời dập dồn bao nhiêu là lời thăm hỏi sau chừng ấy năm. Tôi cảm ơn những giọt mồ hôi mặn mòi, tấm lòng thảo thơm nhẫn nại cho mảnh đất khó nghèo ngày nào trở nên ấm no, giàu có để tôi được gặp lại mình, người xưa và những câu chuyện cũ ngút tràn kỷ niệm. Tất cả trở nên cần lắm cho mỗi đời người dẫu chỉ là nỗi buồn mênh lên trong ký ức.
Nguyễn Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.