Những hình ảnh thú vị chuẩn bị Lễ hội Hoa Dã quỳ 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đầu tháng 10 vừa qua, Ban tổ chức Lễ hội Hoa Dã quỳ – Núi lửa Chư Đang Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai) 2018 đã tiến hành khảo sát thực địa để chuẩn bị tổ chức lễ hội lần thứ hai vào trung tuần tháng 11 tới.

 
 Lực lượng bộ đội được huy động để chuyển rời một ngôi nhà rông nhằm phục vụ thiết kế không gian trình diễn trong lễ hội. Ảnh: Quoc Nguyen
Lực lượng bộ đội được huy động để chuyển rời một ngôi nhà rông nhằm phục vụ thiết kế không gian trình diễn trong lễ hội. Ảnh: Quoc Nguyen
 Sân nhà rông, làng Ia Gri -  khu vực chính diễn ra chuỗi hoạt động trong lễ hội nhìn từ phía núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Quoc Nguyen
Sân nhà rông, làng Ia Gri - khu vực chính diễn ra chuỗi hoạt động trong lễ hội nhìn từ phía núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Quoc Nguyen
Hoa dã quỳ trên Chư Đang Ya đã bắt đầu
Hoa dã quỳ trên Chư Đang Ya đã bắt đầu "nhe nanh". Ảnh: Quoc Nguyen
 
Lòng chảo núi lửa được nhuộm xanh bởi nhiều loại cây cỏ và ruộng khoai lang qua một mùa mưa dài. Ảnh: Quoc Nguyen
Lòng chảo núi lửa được nhuộm xanh bởi nhiều loại cây cỏ và ruộng khoai lang qua một mùa mưa dài. Ảnh: Quoc Nguyen
Theo thời gian dự kiến,  Lễ hội Hoa Dã quỳ – Núi lửa Chư Đang Ya 2018 sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13.11. Nhưng theo thông báo mới của UBND tỉnh Gia Lai về việc
Theo thời gian dự kiến, Lễ hội Hoa Dã quỳ – Núi lửa Chư Đang Ya 2018 sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/11. Nhưng theo thông báo mới của UBND tỉnh Gia Lai về việc "thay đổi thời gian và đề nghị phối hợp tổ chức Fesival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018" thì thời gian tổ chức có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế.


Phạm Ly (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.