Mỗi tỉnh một sân bay, tiền đâu? ai bay?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT thống nhất giao cho tỉnh Bình Phước quản lý sân bay hiện hữu rộng hơn 100ha và tỉnh sẽ lập dự án mở rộng sân bay lên quy mô 400-500ha theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

 

Lãnh đạo tỉnh Bình Phước khảo sát vị trí lập dự án xây dựng sân bay lưỡng dụng 500ha. Ảnh: Trần Thể
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước khảo sát vị trí lập dự án xây dựng sân bay lưỡng dụng 500ha. Ảnh: Trần Thể


Theo đề xuất của UBND tỉnh Bình Phước, sân bay lưỡng dụng (vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng) sẽ được xây dựng trên cơ sở mở rộng sân bay Técníc Hớn Quản.

Lại thêm một tỉnh đề xuất xây sân bay.

Mới đây là Hà Giang, Quảng Trị, Bình Thuận, An Giang. Nhiều địa phương cũng đề xuất được bổ sung sân bay vào quy hoạch như Ninh Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Cao Bằng, Lai Châu...

Địa phương nào cũng cho rằng mình có thế mạnh, phải xây sân bay để phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Mục tiêu là vậy, nhưng phải có bài toán tài chính. Nếu tỉnh nào cũng có sân bay mà kinh doanh hiệu quả thì quá tốt, nhưng mười sân bay lỗ hết chín thì phát triển kinh tế sao được. Không phát triển được kinh tế thì làm sao có nguồn lực để đảm bảo về quốc phòng.

Tỉnh nào cũng giới thiệu tiềm năng du lịch, và phải xây sân bay để kích cầu du lịch. Nhưng cần phải đưa phương án kinh doanh sân bay hiệu quả, liệu có đủ lượng khách để đủ nuôi hoạt động của sân bay không, chưa nói tới lãi.

Hiện nay, chỉ có 6 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Bài trên tổng số 22 sân bay trên địa bàn cả nước có lãi, còn lại 16 cảng khác đều đang phải bù lỗ để duy trì hoạt động. Nếu cứ "trăm hoa đua nở", các tỉnh khác tiếp tục xây sân bay, thì khả năng có lãi là rất không khả thi.

Bởi vì, số lượng hành khách đi máy bay bị chia sẻ thêm khi có sân bay mới, thế thì miếng bánh thị trường bị chia nhỏ ra, chẳng ai ăn no cả.

Ví dụ, đã có các sân bay Nội Bài, Cát Bi, Thọ Xuân, Vân Đồn, Vinh lấp kín cả khu vực, nếu sân bay Ninh Bình được xây, ai bay?

Ví dụ, đã có sân bay Phú Bài của Huế, Đồng Hới của Quảng Bình, nếu xây sân bay Quảng trị, thì cũng chia sẻ khách từ Phú Bài và Đồng Hới, khó có thể khai thác được nguồn khách nào hơn vì bị kẹp giữa hai tỉnh bạn. An Giang đòi xây sân bay, trong lúc cách 60km, sân bay Cần Thơ, thủ phủ của ĐBSCL lại ế ẩm, lỗ kéo dài.

Tỉnh nào cũng đòi xây sân bay, mà sân bay thì đòi một số nguồn vốn lớn. Vậy xin hỏi, tiền đâu xây sân bay? Mỗi tỉnh có một sân bay thì ai bay? Và ngay cả việc không ít tỉnh nói mới chỉ đưa vào quy hoạch cho 20- 30 năm sau. Nhưng quy hoạch mà không khả thi thì lại rơi vào quy hoạch treo, khổ dân, lãng phí nguồn lực đất đai của nhà nước.

Tập trung đầu tư cho cao tốc, hiệu quả hơn, thực tế hơn, cần thiết hơn. Kích cầu du lịch đâu chỉ có mỗi sân bay.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/moi-tinh-mot-san-bay-tien-dau-ai-bay-883812.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.