Mở tuyến vận tải thủy Đà Nẵng - Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều ngày 7-3, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã đồng ý cho mở tuyến vận tải thủy liên tỉnh Đà Nẵng đi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc mở thêm tuyến vận tải hành khách liên tỉnh Đà Nẵng đi đảo Lý Sơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách ra thăm quan, du lịch ở đảo.

 

 Một tàu chuyên chở khách tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn và ngược lại
Một tàu chuyên chở khách tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn và ngược lại


Trước đó, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi đã có ý kiến "không thống nhất" mở tuyến đường vận tải hành khách đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn với lý do, hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa, hành khách đến huyện Lý Sơn được hoạt động trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, trên tuyến có 6 tàu cao tốc hoạt động với tổng trọng tải 1.228 ghế, thời gian vận hành trên hành trình từ 35-45 phút.

 Hiện lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến duy trì ổn định. Trong những ngày bình thường có từ 150 - 200 hành khách nên chỉ có 1 đến 2 tàu hoạt động, 4 tàu còn lại phải nghỉ chờ đến phiên; đối với ngày cuối tuần có từ 500 - 700 hành khách thì có 4 tàu hoạt động, 2 tàu còn lại phải nghỉ chờ đến phiên. Riêng vào dịp Lễ 30-4, 1-5, 2-9 và Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán có khoảng 2.000 - 3.000 hành khách, huy động cả 6 tàu hoạt động và bố trí mỗi tàu hoạt động 2 lượt/ngày.

Nhận thấy chưa cần thiết, phía Sở GTVT đã có ý kiến không thống nhất mở tuyến cũng xuất phát từ hoạt động vận tải thủy của địa phương. Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã xem xét và phúc đáp theo đề nghị lấy ý kiến của Bộ GTVT, tỉnh Quảng Ngãi thống nhất việc đề xuất mở tuyến vận tải thủy liên tỉnh Đà Nẵng-Lý Sơn.

Mục tiêu của tỉnh Quảng Ngãi là phát triển dịch vụ du lịch biển, đảo trở thành loại hình du lịch chủ đạo, lấy Lý Sơn làm hạt nhân để thu hút khách du lịch đến với tỉnh Quảng Ngãi.

 

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.