"Mình khổ, nhưng chưa đến nỗi như người ta..."

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, ở nhiều địa phương cũng như tỉnh Gia Lai, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang tồn tại một thực tế hết sức phi lý, đó là nhiều gia đình mong muốn... “nghèo bền vững” để được Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, trái lại, không ít gia đình ở xã Ia Krêl (huyện Đức Cơ, Gia Lai) lại tình nguyện nhường sổ hộ nghèo cho hộ thực sự khó khăn hoặc trả sổ để được thoát nghèo.
Mới đây, theo giới thiệu của anh Nguyễn Hùng Cường-công chức xã Ia Krêl, chúng tôi đến thăm gia đình bà Trần Thị Kỳ (thôn Ia Lâm Tốk). Trong căn nhà cấp 4 xập xệ, bà Kỳ tiếp chúng tôi với những câu chuyện thân tình. Bà cho biết, 4 người con của bà đều đã xây dựng gia đình và ra ở riêng nhưng vì nghèo khó nên không phụ giúp được gì. Hiện nay, bà đang ở cùng một đứa cháu ngoại tật nguyền. Vừa qua, trong đợt điều tra rà soát hộ nghèo năm 2019, Ban Nhân dân thôn có ý định đưa bà vào danh sách hộ nghèo để chia sẻ khó khăn với 2 bà cháu. Tuy nhiên, bà Kỳ không nhận vì nghĩ mình còn sức khỏe, cố gắng nuôi vài ba chục con gà và trồng ít rau quanh vườn cũng đủ để bà cháu sống qua ngày. “Tôi cũng còn làm được. Mình khổ nhưng chưa đến nỗi khổ như người ta. Bà cháu cũng ngày ba bận ăn tạm, còn đang nuôi gà được nên cũng có tiền xoay xở, thành thử tôi xin rút ra khỏi danh sách hộ nghèo”-bà Kỳ nói.
 Bà Trần Thị Kỳ kiên quyết xin rút ra khỏi danh sách hộ nghèo vì còn sức lao động. Ảnh: L.V.C
Bà Trần Thị Kỳ kiên quyết xin rút ra khỏi danh sách hộ nghèo vì còn sức lao động. Ảnh: L.V.C
Tại làng Krêl, hoàn cảnh của ông Trần Văn Kỳ cũng thực sự rất khó khăn. Là nạn nhân chất độc da cam, ông Kỳ hiện sống cùng người con trai bệnh tật trong căn nhà dột nát. Vợ bỏ đi hơn 10 năm nay, bố con ông Kỳ ngày qua ngày vật vã nuôi nhau nhưng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Tân-Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh làng Krêl-cho biết, cuối năm 2018, làng Krêl đã đưa ông Kỳ vào danh sách hộ nghèo để được hỗ trợ nhưng ông không nhận và xin nhường lại cho những gia đình thực sự nghèo hơn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Siu Luynh-Chủ tịch UBND xã Ia Krêl-thông tin: Năm 2018 và 2019, ngoài 2 trường hợp nêu trên, xã Ia Krêl cũng có nhiều hộ tự nguyện trả sổ hộ nghèo. “Với những trường hợp này xã rất hoan nghênh. Xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con, những trường hợp nào còn trẻ, khỏe thì tích cực lao động sản xuất để cải thiện đời sống gia đình, tránh ỷ lại để Nhà nước tập trung hỗ trợ cho số hộ nghèo thực thụ, nhất là những hộ ở các làng dân tộc thiểu số”-Chủ tịch UBND xã Ia Krêl cho biết thêm.
LÊ VĂN CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.