Mẹ đẩy xe bán đồ ăn nuôi con trai 11 tuổi mê cổ nhạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã 10 năm nay, mẹ con chị Nguyễn Tường Vân, 38 tuổi, đến xã Cẩm Kim, TP Hội An sinh sống sau khi rời quê ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Cả nhà đều ủng hộ Thanh theo niềm đam mê cổ nhạc
Cả nhà đều ủng hộ Thanh theo niềm đam mê cổ nhạc
Con trai thứ Nguyễn Ngọc Thiên Thanh, 11 tuổi, trong lần nằm viện không ngủ được, bà ngoại hát những bài dân ca có âm vực cao mới ngủ. Từ đó, em đâm ra mê nhạc dân ca, Thanh luôn đòi theo bà, theo mẹ đi dự đám tiệc để được lên sân khấu hát. 
Thấy con có khả năng rơi vào trầm cảm, chểnh mảng việc học khi quá mê nhạc, chị Vân thu xếp cho con đi học hát dân ca. 
Khi con đòi học đàn bầu, chị cũng chở con đến Đà Nẵng tìm thầy dạy. Khi được thỏa thích với âm nhạc, Thanh mới trở lại bình thường, có dịp là rủ mẹ đi ngắm biển, dạo đồng quê…
Tại "Hội thi tìm kiếm tài năng nghệ thuật" TP Hội An 2020, Thanh được các thầy cô của Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng phát hiện, giới thiệu đặc cách vào trường. 
Để tạo điều kiện cho việc học văn hóa và học đàn của Thanh, thầy dạy đàn Trần Nguyễn Ngọc Trung sắp xếp để Thanh học tại nhà mình vào ban đêm, những ngày nghỉ, cuối tuần.
Để trang trải đam mê học đàn của Thanh, cả nhà đều chung tay góp sức. Bà ngoại cùng mẹ phải dậy từ sớm để nấu bán đồ ăn sáng, bán nước giải khát, thức ăn nhanh trên chiếc xe đẩy. 
Mùa dịch, cả nhà làm thêm hàng lưu niệm đợi hết dịch bán, ngoài ra còn làm tai giả đeo khẩu trang để ủng hộ các bác sĩ ở Đà Nẵng.

Điện thoại giúp giữ nhịp khi Thanh tập đàn bầu, và xem thêm các nhạc cụ khác khi giải lao
Điện thoại giúp giữ nhịp khi Thanh tập đàn bầu, và xem thêm các nhạc cụ khác khi giải lao

Niềm vui khi con tự tin và có thành tích ở cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh vào tháng 7
Niềm vui khi con tự tin và có thành tích ở cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh vào tháng 7

Mẹ con chị Vân qua cầu ở Cẩm Kim, Hội An, hướng về Đà Nẵng
Mẹ con chị Vân qua cầu ở Cẩm Kim, Hội An, hướng về Đà Nẵng

Sau thời gian nghỉ bán hàng ăn vì dịch, Thanh phụ mẹ lau chùi bàn ghế chuẩn bị bán lại
Sau thời gian nghỉ bán hàng ăn vì dịch, Thanh phụ mẹ lau chùi bàn ghế chuẩn bị bán lại

Trong đợt dịch COVID-19 cuối tháng 7 phải cách ly, gia đình chị Vân làm hơn 300 chiếc tai giả để ủng hộ chống dịch
Trong đợt dịch COVID-19 cuối tháng 7 phải cách ly, gia đình chị Vân làm hơn 300 chiếc tai giả để ủng hộ chống dịch
LÊ VĂN ÁNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

Trả nợ cho rừng

Trả nợ cho rừng

Giữa bạt ngàn màu xanh thẳm của dãy Trường Sơn hùng vĩ, sông Thanh ở huyện vùng cao Nam Giang (tỉnh Quảng Nam cũ) đang ôm ấp những cánh rừng già nguyên sơ. Ít ai biết rằng hơn một thập niên trước, khi nhắc đến nơi đây, người ta sẽ nghĩ về một "Tam giác vàng" thu nhỏ giữa lõi sông Thanh.

Mùa vải chín

Mùa vải chín

Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.

null