Mạnh tay với những dự án 'ngâm', để rừng bị phá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Việc thu hút đầu tư, nhất là các dự án liên quan đến rừng và đất rừng đã xảy ra những hệ lụy khi doanh nghiệp 'ngâm' dự án, còn rừng thì để bị phá, lấn chiếm.

 Rừng trong một dự án ở Lâm Đồng bị phá - ẢNH: GIA BÌNH
Rừng trong một dự án ở Lâm Đồng bị phá - ẢNH: GIA BÌNH


Bất cứ một tỉnh thành nào cũng vậy, chính sách kêu gọi doanh nghiệp có năng lực tài chính đến kinh doanh, đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư, nhất là các dự án liên quan đến rừng và đất rừng đã xảy ra những hệ lụy khi doanh nghiệp “ngâm” dự án, còn rừng thì để bị phá, lấn chiếm.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, hiện nay trên địa bàn có 116 dự án đầu tư để mất rừng trên diện tích yêu cầu phải bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng là 1.900 ha với tổng số tiền yêu cầu bồi thường 311 tỉ đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có số ít doanh nghiệp chấp hành, với số tiền đã nộp đạt vài chục phần trăm.

Lâm Đồng có 539.366 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt khoảng 54,5%. Từ năm 2007 - 2012, tỉnh này thu hút 488 dự án đầu tư liên quan đến rừng, nhưng từ năm 2009 - 2020 đã thu hồi 194 dự án (trong đó có 35 dự án thu hồi một phần). Mới đây, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động của hàng loạt dự án đầu tư khác do có vi phạm trong quá trình triển khai.

Nạn lấn chiếm đất rừng, phá rừng cũng xảy ra nhiều ở tỉnh này; nhiều vụ rừng bị mất nằm trong khu triển khai dự án. Điều này cũng khiến dư luận đặt ra vấn đề rằng, phải chăng một số nhà đầu tư đã “tính toán” kỹ để mục đích đầu tư dự án là phụ, mà mục tiêu khai thác rừng dưới “mác” tận thu lâm sản trong quá trình thực hiện dự án mới là chính? Chưa kể, nếu cơ quan chức năng không sâu sát thì việc dự án “biến tướng”, bị một số thành phần cơ hội dùng vào mục đích khác sẽ tạo ra những hệ lụy rất phức tạp.

“Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”. Hệ quả những trận tàn phá kinh hoàng của các trận lũ, sạt lở đất, lở núi... ở một số địa phương, trong đó có Lâm Đồng, cho thấy mẹ thiên nhiên đã trút cơn phẫn nộ thế nào khi diện tích rừng bị khai thác trái phép khiến đất trống, đồi trọc. Vì vậy, mạnh tay xử lý những dự án xâm phạm rừng trái phép là cần thiết và cấp bách.

Theo GIA BÌNH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.