Mạnh tay với mạng xã hội, quét sạch livestream "rác"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Yêu cầu các tài khoản mạng xã hội có đăng ký thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) mới được phép livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu, không chỉ tạo ra công cụ để quản lý và thu thuế mà còn để quét sạch những livestream “rác” đang tràn lan.

 

Bùi Xuân Huấn (tức Huấn
Bùi Xuân Huấn (tức Huấn "Hoa Hồng") bị xử lý tháng 8.2020 vì sử dụng tài khoản Facebook cá nhân, livestream vu khống cán bộ, công chức, thanh niên TP.Hồ Chí Minh sử dụng ma túy. Ảnh CACC



Mới đây, Bộ TTTT đã ra văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội.

Lý do là ngày càng xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mĩ tục.

Hàng loạt các kênh YouTube như Hoàng Anh Timmy tại TPHCM, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang, kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương… đã bị xử lý bằng hình thức phạt hành chính.

Thế nhưng ngay sau đó, nhiều cá nhân lại tìm cách mở kênh mới và bật quảng cáo kiếm tiền.

Mục đích của những livestream xấu độc này là dùng phương thức đưa vào những nội dung giật gân, phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, nội dung sai sự thật hoặc dùng ngôn từ thiếu văn hoá để tăng lượng tương tác, qua đó thu tiền. Hoặc sau khi thu thập được lượng người theo dõi lớn, sẽ dùng những livestream "bẩn" đó để thực hiện bán hàng online.

Việc chạy theo để xử lý các kênh livestream vi phạm này gặp nhiều bất cập và cơ quan quản lý cũng vất vả khi yêu cầu các đối tác như Facebook, YouTube đóng các kênh này.

Dự thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ TTTT được giao xây dựng, trình Chính phủ đã nhận được phản hồi tích cực và nhận được sự đồng tình của đa số người dân.

Theo đó, dự thảo đưa ra quy định các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam có lượng người theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên phải thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ TTTT.

Nếu được Chính phủ đồng ý thông qua thì cơ quan chức năng sẽ có thêm một công cụ hữu hiệu để chủ động triệt để quét sách livestream “rác”. Bởi khi có Nghị định, cơ quan chức năng có ngay chế tài đối với nhà mạng không khoá kênh vi phạm là sẽ bị ngăn chặn không cho hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Quyết liệt làm, chắc chắn sẽ ngăn chặn những ẩn hoạ từ những livestream "độc", livestream "rác" ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội, đặc biệt là với lớp trẻ.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/manh-tay-voi-mang-xa-hoi-quet-sach-livestream-rac-929780.ldo

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.