"Mánh khóe" kiếm tiền của môi giới bất động sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dịch bệnh kéo dài, nhiều môi giới bất động sản đã phải chuyển sang nghề khác nhưng cũng có những nhân viên môi giới bám trụ với nghề. Tuy nhiên, để có tiền trang trải, không ít trong số họ phải đưa ra nhiều "mánh" kiếm tiền để duy trì cuộc sống.

Vì lợi nhuận nhiều môi giới bất động sản thổi giá lên cao để ăn tiền chênh. Những người mua đất đầu tư hoặc để sử dụng thật phải cẩn thận kẻo bị hớ. Ảnh: Cao Nguyên.
Vì lợi nhuận nhiều môi giới bất động sản thổi giá lên cao để ăn tiền chênh. Những người mua đất đầu tư hoặc để sử dụng thật phải cẩn thận kẻo bị hớ. Ảnh: Cao Nguyên
Dịch COVID-19 vẫn đang còn phức tạp, nhiều ngành nghề đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Trong số đó, hoạt động bất động sản cũng chịu thiệt hại không hề kém, đặc biệt là các nhân viên môi giới. Một số môi giới tiết lộ, trên thực tế những khó khăn mà họ gặp phải không thua kém gì các công nhân bị mất việc.
Chị Dương Thị Ngọc Ánh - nhân viên sàn bất động sản Quang Anh (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, dù dịch khó khăn nhưng vấn bám trụ với nghề. Hiện nay không ít môi giới vẫn dùng cách thức "lướt sóng qua tay" là mua từ chủ đất sau đó rao bán lại để ăn tiền chênh.
Ví như, với mảnh đất nền mua khoảng 2,1 tỉ đồng, khoảng vài môi giới góp tiền mua lại và rao bán với giá tầm 2,175 - 2,2 tỉ đồng. Với đất nền, môi giới bất động sản có thể ăn tiền chênh từ 50 - 100 triệu đồng/nền, với chung cư hoặc nhà đất, số tiền chênh có thể còn cao hơn.
Chị Ánh kể, trong thời điểm dịch khó khăn nhưng trong nguy luôn có cơ. Nếu gặp được trường hợp nào người bán cần tiền thì lúc đó ép giá và ăn tiền chênh sẽ lớn hơn. Dĩ nhiên, mức chênh này phải phù hợp với mức giá chung trên thị trường hiện tại, không thể quá cao vì đa phần khi mua được trực tiếp từ chủ đất thì giá đã mềm hơn giá chung.

Một số môi giới vẫn bám trụ với nghề dù dịch COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh Cao Nguyên
Một số môi giới vẫn bám trụ với nghề dù dịch COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Cao Nguyên
“Nhiều khi môi giới mua được hàng và cần bán ra để ăn chênh lại đi rao bán cắt lỗ. Thực chất, rao bán cắt lỗ là một trong những chiêu bài quảng cáo mà nhiều nhà đầu tư, người bán bất động sản sử dụng để thu hút sự chú ý”, chị Ánh chia sẻ thêm.
Đối chiếu thực tế thì thấy ngay, giá bán cắt lỗ vẫn ngang bằng với giá bán trên thị trường, không có chuyện giảm giá vài trăm triệu đồng như những người này quảng cáo. Do đó, khách mua nhà cần tìm hiểu kỹ thị trường, giá cả, tránh tin vào thông tin “cắt lỗ” mà dễ bị mua hớ.
Chia sẻ với phóng viên, các chuyên gia bất động sản cho rằng, để định giá chính xác của mảnh đất, ngôi nhà, căn hộ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là người mua phải nắm rõ các thông tin đã và đang giao dịch trong khu vực hoặc nhờ các đơn vị thẩm định giá chuyên nghiệp.
Song nếu giỏi tính toán và biết quan sát, người mua cũng có thể mua được một bất động sản với giá hời. Như vậy, người mua có thể kiểm tra giá bán của các mảnh đất, căn hộ xung quanh, nếu mức chênh quá cao so với môi giới nói thì nên tránh mua.
Báo cáo thị trường bất động sản quý II/2021 của Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng khoảng 5-7% so với quý I/2021.
Sản phẩm chủ đạo trên thị trường vẫn là các căn hộ phân khúc trung cấp, chiếm phần lớn nguồn cung mở bán mới trong quý II. Giá giao dịch căn hộ trung cấp có mức tăng cao tại một số khu vực như quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai (Hà Nội).
ANH HUY (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.