Mang Yang: Thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ đồng bào thiểu số ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã vươn lên thoát nghèo.
 

Người dân xã Đak Yă trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi.
Người dân xã Đak Yă (huyện Mang Yang) trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi.

Toàn huyện Mang Yang có 80 thôn, làng, tổ dân phố với 16.728 hộ dân. Trong đó, 59 làng đồng bào dân tộc Bahnar, 1 thôn đồng bào dân tộc Tày và Nùng. Trong giai đoạn 2017-2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã hỗ trợ số tiền trên 1 tỷ đồng để xây dựng 24 mô hình giúp cho cho 104 hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế.

Đến nay, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, giúp người dân thoát nghèo như: mô hình giảm nghèo tại làng Đê Btưk (xã Đak Jơ Ta),  trồng cà phê ở xã Kon Chiêng; vườn rau sạch tại làng Kon Tu Dơng (xã Hà Ra), trồng cây ăn quả tại làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng)…

Hiện toàn huyện Mang Yang đã có hơn 3.000 hộ thoát nghèo bền vững, có nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ nguồn hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, anh Nhim (làng Đak Trôk, xã Đak Yă) đã mua, chăm sóc 6 con bò giống sinh sản, 10 con dê, 2 ha cà phê, 4 sào lúa nước… Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo. Anh còn tín chấp với công ty nhận phân bón để phân phối lại cho bà con dân làng.
Từ nguồn hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, anh Nhim (làng Đak Trôk, xã Đak Yă) đã mua, chăm sóc 6 con bò giống sinh sản, 10 con dê, 2 ha cà phê, 4 sào lúa nước… Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo. Anh còn tín chấp với công ty nhận phân bón để phân phối lại cho bà con dân làng.
Bà Đinh Thị Her (thôn 2, xã Ayun) cho biết: Sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, bà mạnh dạn chuyển từ nuôi gà sang nuôi thỏ. Bà nuôi 20 cặp thỏ cái sinh sản, trung bình mỗi năm, 1 con thỏ mẹ đẻ 5-6 lứa. Sau 3 tháng, trọng lượng thỏ đạt 2,5-3kg/con là có thể xuất bán, đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình.
Bà Đinh Thị Her (thôn 2, xã Ayun) cho biết: Sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, bà mạnh dạn chuyển từ nuôi gà sang nuôi thỏ. Bà nuôi 20 cặp thỏ cái sinh sản, trung bình mỗi năm, 1 con thỏ mẹ đẻ 5-6 lứa. Sau 3 tháng, trọng lượng thỏ đạt 2,5-3kg/con là có thể xuất bán, đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình.
Ông Vôt (thôn Brếp, xã Đak Djrăng) cho hay, hiện gia đình ông đang nuôi 12 con bò, 4 con dê, trồng 4 ha cao su, 2 ha cà phê; bình quân mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
Ông Vôt (thôn Brếp, xã Đak Djrăng) cho hay, hiện gia đình ông đang nuôi 12 con bò, 4 con dê, trồng 4 ha cao su, 2 ha cà phê; bình quân mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
Để phát triển kinh tế gia đình, ngoài chăn nuôi dê, anh Gưng (làng Đê Kốp, thị trấn Kon Dơng) còn trồng 1 ha cà phê và nuôi bò. Thu nhập của gia đình hiện đạt gần 100 triệu đồng/năm.
Để phát triển kinh tế gia đình, ngoài chăn nuôi dê, anh Gưng (làng Đê Kốp, thị trấn Kon Dơng) còn trồng 1 ha cà phê và nuôi bò. Thu nhập của gia đình hiện đạt gần 100 triệu đồng/năm.
Những năm qua, anh Luin-Phó Bí thư chi bộ làng Đak Trôk, xã Đak Yă cũng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện ga đình anh nuôi 5 con bò, 8 con dê và trồng 3 sào cà phê…; thu nhập từ 50-60 triệu đồng/năm.
Những năm qua, anh Luin-Phó Bí thư chi bộ làng Đak Trôk, xã Đak Yă cũng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện ga đình anh nuôi 5 con bò, 8 con dê và trồng 3 sào cà phê…; thu nhập từ 50-60 triệu đồng/năm.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

 

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.