Mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn trên bầu trời Chư Tan Kra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giải dù lượn tại Kon Tum năm nay quy tụ 127 phi công trong và ngoài nước. Trong đó, có 41 vận động viên đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ngày 22.3, UBND H.Sa Thầy phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum tổ chức lễ khai mạc giải dù lượn tỉnh Kon Tum mở rộng với chủ đề Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2024.

Giải dù lượn Kon Tum mở rộng với sự tham gia của 127 phi công trong và ngoài nước. ẢNH ĐỨC NHẬT
Giải dù lượn Kon Tum mở rộng với sự tham gia của 127 phi công trong và ngoài nước. ẢNH ĐỨC NHẬT

Giải dù lượn tại Kon Tum năm nay quy tụ 127 phi công trong và ngoài nước. Trong đó, có 41 vận động viên đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Đây là số vận động viên tham dự giải đông nhất từ trước đến nay. Các vận động viên tham gia tranh tài tại 2 hạng mục là hạ cánh chính xác và dù lượn đường trường XC.

Từ trên bầu trời, những chiếc cờ đỏ sao vàng bung ra bay phấp phới. ẢNH ĐỨC NHẬT
Từ trên bầu trời, những chiếc cờ đỏ sao vàng bung ra bay phấp phới. ẢNH ĐỨC NHẬT

Đặc biệt, nội dung thi dù lượn đường trường XC đã được nâng lên thành giải đấu quốc tế. Vận động viên tham gia nội dung này sẽ được tính điểm tích lũy để có thể tham gia những giải đấu quốc tế khác.

Bầu trời Chư Tan Kra tràn ngập những chiếc dù sặc sỡ. ẢNH ĐỨC NHẬT

Bầu trời Chư Tan Kra tràn ngập những chiếc dù sặc sỡ. ẢNH ĐỨC NHẬT

Giải dù lượn được tổ chức nhằm tưởng niệm ngày hy sinh của các anh hùng liệt sĩ tại Điểm cao 995 - Chư Tan Kra trong trận đánh oai hùng năm 1968.

Đây là lần thứ 3 giải dù lượn được tổ chức tại Kon Tum.

Màn hạ cánh của một phi công điều khiển dù lượn. ẢNH ĐỨC NHẬT

Màn hạ cánh của một phi công điều khiển dù lượn. ẢNH ĐỨC NHẬT

Ngay từ sáng sớm hàng ngàn người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tập trung tại Đài tưởng niệm Chư Tan Kra để chờ đón màn biểu diễn của những phi công trên bầu trời. Khoảng 9 giờ sáng, giải dù lượn Kon Tum bắt đầu bằng màn biểu diễn Para Moto (loại dù có động cơ, kéo cờ, thả khói).

Phi công đầu tiên hoàn thành đường bay dù lượn đường trường. ẢNH ĐỨC NHẬT
Phi công đầu tiên hoàn thành đường bay dù lượn đường trường. ẢNH ĐỨC NHẬT

Những chiếc dù được lắp thêm động cơ bay từ phía trung tâm huyện rồi từ từ tiến lại đài tưởng niệm. Khi đến nơi, các phi công điều khiển cho dù bay lượn qua lại. Từ trên bầu trời những chiếc cờ đỏ sao vàng bung ra bay phấp phới giữa không trung.

Màn hạ cánh của các phi công. ẢNH ĐỨC NHẬT

Màn hạ cánh của các phi công. ẢNH ĐỨC NHẬT

Thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng tới việc thi đấu của các phi công. ẢNH ĐỨC NHẬT

Thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng tới việc thi đấu của các phi công. ẢNH ĐỨC NHẬT

Cùng lúc này, từ trên điểm cao 995, các phi công cũng bắt đầu bước vào giải đấu. Những chiếc dù cất cánh từ điểm cao rồi hướng hướng về điểm đích ở đài tưởng niệm. Chỉ trong chốc lát, trên bầu trời Chư Tan Kra đã tràn ngập những chiếc dù sặc sỡ.

Sau lượt thi đấu, các phi công gấp gọn dù lượn để tiếp tục lượt thi đấu tiếp theo. ẢNH ĐỨC NHẬT

Sau lượt thi đấu, các phi công gấp gọn dù lượn để tiếp tục lượt thi đấu tiếp theo. ẢNH ĐỨC NHẬT

Hiện tại đang là mùa khô, thời tiết khá nóng bức nên ảnh hưởng tới việc thi đấu của các phi công.

Anh Đỗ Cao Cường, phi công tham dự hạng mục dù lượn đường trường XC cho hay, đây là lần thứ 2 anh tham dự giải dù lượn tại Sa Thầy. Theo anh Cường, Sa Thầy là địa điểm khá tốt để thực hiện bay đường trường.

Khán giả chăm chú theo dõi màn biểu diễn của các phi công. ẢNH ĐỨC NHẬT

Khán giả chăm chú theo dõi màn biểu diễn của các phi công. ẢNH ĐỨC NHẬT

"Sa Thầy là một trong những điểm bay đường trường dù lượn tốt nhất Việt Nam. Tham gia bay tại đây, phi công có thể nhìn ngắm được những khu rừng bạt ngàn. Đặc biệt nhìn từ trên cao có thể thấy Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với những cánh rừng kéo dài đến ngút ngàn tầm mắt", anh Cường nói.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.