Ma men dẫn tới tai nạn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Số vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến rượu bia chiếm khoảng 50% - 60% tổng số vụ TNGT trên địa bàn TP”, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Trưởng ban An toàn giao thông TPHCM, nhận định.


Đùa với tử thần

Ông Nguyễn Ngọc Tường cho biết, 10 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn TPHCM xảy ra 3.236 vụ TNGT, tăng 198 vụ (6,5%) so với cùng kỳ; làm 664 người chết, tăng 72 người (12%); 2.627 người bị thương, giảm 27 người. So chỉ tiêu giảm 5% số vụ TNGT thì cả 3 mặt đều chưa đạt: 2 mặt có số vụ và số người chết đều tăng, chỉ có số người bị thương giảm nhưng giảm không nhiều. Sự phức tạp về an toàn giao thông như trên có phần nguyên nhân từ rượu, bia. “Số vụ TNGT có nguồn gốc từ rượu, bia chiếm khoảng 50% - 60% tổng số vụ TNGT. Đặc biệt, nhiều khu vực như các quận, huyện vùng ven (quận 9, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn…), phần lớn TNGT có liên quan đến rượu, bia”, ông Nguyễn Ngọc Tường lo ngại. 

 

Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông Đa Phước (PC67 - Công an TPHCM) kiểm tra nồng độ cồn của một người điều khiển phương tiện lưu thông trên quốc lộ 50, huyện Bình Chánh.
Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông Đa Phước (PC67 - Công an TPHCM) kiểm tra nồng độ cồn của một người điều khiển phương tiện lưu thông trên quốc lộ 50, huyện Bình Chánh.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) - Công an TPHCM, từ đầu năm đến nay, lực lượng CSGT TPHCM đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử lý 21.195 trường hợp vi phạm lái xe có sử dựng rượu, bia vượt quá quy định. Trong đó, 498 trường hợp lái xe ô tô, 20.697 trường hợp lái mô tô. Người lái xe có nồng độ cồn trong cơ thể dễ mất kiểm soát hành vi, gián tiếp dẫn đến việc điều khiển xe vi phạm các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT như: chạy quá tốc độ quy định; lưu thông không đúng phần đường, làn đường quy định; đi vào đường cấm, đường một chiều; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông...

Không những thế, thời gian qua, rất nhiều vụ TNGT do bản thân người tham gia giao thông tự gây ra, trong đó có nguyên nhân do uống rượu bia, không kiểm soát được bản thân nên tự gây họa. Đến nay, TP ghi nhận có 149 người tử vong do nạn nhân tự gây ra. Ông Nguyễn Ngọc Tường chia sẻ, người sử dụng rượu bia ít khi tự nhận mình là… người say nên thường chủ quan, ỷ y vào khả năng điều khiển tay lái dẫn đến TNGT. Tóm lại, người uống rượu rồi lái xe, trước hết là nguy hiểm cho bản thân mình, tiếp đó có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của những người khác.

 

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ về nồng độ cồn (theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm:  Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở; phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1 - 3 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/lít khí thở; phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 - 5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở, phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Đối với người điểu khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/lít khí thở, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở, phạt tiền từ 3 - 4 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 - 5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó trưởng PC67 (Công an TPHCM), cho hay: “Người lái xe có sử dụng rượu, bia tập trung ở độ tuổi thanh thiếu niên và tuổi lao động. Thời điểm lái xe khi có men rượu thường xảy ra vào khung giờ từ 20 đến 24 giờ, rơi vào ngày cuối tuần hoặc lễ, tết”. Cũng theo trung tá Huỳnh Trung Phong, thói quen sử dụng rượu, bia trong giao tiếp, sinh hoạt của người dân còn nhiều, cùng với ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém nên tình trạng sử dụng rượu, bia trước khi lái xe vẫn phổ biến, nhất là tại các tuyến đường tập trung nhiều quán ăn, nhà hàng...

Xử lý 1 vụ của “bợm nhậu” bằng 5 - 7 vụ thông thường

Trung tá Huỳnh Trung Phong cho biết, khi xử lý, xử phạt người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, CSGT gặp khó khăn hơn. Một số trường hợp khi bị dừng phương tiện để kiểm tra, đã có thái độ không hợp tác, lời nói, cử chỉ xúc phạm lực lượng kiểm tra, không ký tên vào biên bản vi phạm, kéo dài thời gian xử lý; thậm chí có biểu hiện chống người thi hành công vụ. Ông Nguyễn Ngọc Tường cho hay, xử lý 1 trường hợp “bợm nhậu” vi phạm giao thông bằng 5 -7 vụ khác, rất mất thời gian và... dễ xảy ra tranh cãi. Bởi người đã có nồng độ cồn, ít khi chịu nhận mình say rượu mà luôn cho rằng mình “tỉnh”, rồi nói năng mất kiểm soát, cự cãi. Không ít lần, CSGT phải nhờ sự hỗ trợ của các lực lượng khác như hình sự, cơ động, phản ứng nhanh và công an địa phương phối hợp để xử lý các trường hợp trên.

Nhiều chuyên gia đánh giá, mức phạt đối với lái xe có sử dụng rượu, bia hiện nay đảm bảo tính răn đe. Người vi phạm tùy theo mức độ mà xử lý, trường hợp sử dụng rượu mà gây TNGT thì truy tố. Chỉ cần người lái ô tô có mùi rượu bia là đã bị xử phạt. Thời gian qua, ngoài việc nâng cao mức phạt, còn có hình thức phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện nhằm hạn chế việc sau khi xử phạt người vi phạm lại tiếp tục điều khiển phương tiện dễ dẫn đến TNGT.

Tuy nhiên, để giảm TNGT xảy ra do lái xe đã sử dụng rượu, bia, trung tá Huỳnh Trung Phong nhấn mạnh, không phải ở việc mức phạt cao hay thấp, có đủ sức răn đe hay không mà cốt yếu ở ý thức của người tham gia giao thông nhận thấy được việc lái xe trong tình trạng có rượu, bia là rất nguy hiểm đến tính mạng của bản thân cũng như cho người khác.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null