Lối về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở phố nên con người cứ mãi tất bật. Những bác thợ xây tóc đã bạc, lưng đã sớm mỏi nhưng vẫn thoăn thoắt tay bay, tay thước để kịp hoàn thành ngôi nhà mới. Những chuyến xe chở củ quả ùn ùn đổ về thành phố làm đầy mâm cơm. Những dòng người xe đổ dồn về các công sở, hàng quán, siêu thị, chợ búa... Trong thời khắc đó, có ai bắt chuyến xe sớm giữa sáng ngày để tìm về với mẹ?
Những ngày này, chỉ còn lác đác trên đồng bãi những cọng rơm vãi do cấy muộn. Những quả đồi được xẻ thành từng tầng ruộng giờ như chú trâu nằm thở sau một vụ lúa cật lực chạy đua với thời gian. Leo dốc mệt lử, gặp mùa quả vừa đi qua. Nhìn lên thấy tán cây xanh mát vừa được mưa tưới tắm. Những cái cây thảnh thơi rửa mặt sau một mùa tất bật lo cho hoa, cho trái.
Những ngày này, trong vườn mẹ có nhiều loại rau dành riêng cho những người xa quê. Âm thầm cằn cỗi suốt tháng năm, kiên gan với đất đồi, gặp mưa mùa hạ chúng mới xanh mướt. Mẹ bao giờ cũng sẽ chan cho ta bát canh thật đầy. Mẹ đã già, không thể theo bước chân con được, chỉ biết trao con bát canh tràn đầy như biển. Bữa cơm trước hiên nhà trong buổi chiều trời xanh, mây trắng, chợt thấy chỉ có gió quê hương là mát rượi, thổi đến tận cùng làm dịu những âu lo, canh cánh tự đáy lòng.
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Tháng 7 trở về, cỏ xanh đã che lấp đi những dấu chân. Nhưng, đó không phải là dấu chân quen thuộc đi nương mà là dấu chân ai đó đã lâu lắm không trở về. Thiên nhiên cũng đầy bao dung, giúp con người không phải đối diện với quá khứ. Khi ta trở về, cỏ lại nép mình nhường lối. Hình như đến giờ ta mới nhận ra, đường trở về luôn mới mẻ. Như một con đường mới mở trong cuộc mưu sinh này.
Ở phố, nơi nào có đường thì ta mới đến và khi rời xa chẳng mấy lưu luyến. Còn khi trở về nơi núi rừng đã cưu mang, bao bọc ta, một lần bước đi mà cảm thấy bao điều áy náy còn hằn sâu trong tâm trí, như một sự ân hận. Biết là như thế mà không thể nào khác được.
Tháng 7, mưa nắng thất thường. Đêm cũng như ngày đều vồn vã. Có người nâng ly cà phê nơi phố vắng để ngóng về quê cũ, có người lặng lẽ đi dưới tán cây để cảm nhận thật rõ một lối về luôn đón đợi mình. Lối về của kỷ niệm, của nhớ nhung và của những ưu tư. Hình như, mẹ vẫn đợi ta, núi rừng vẫn đợi ta. Và có lẽ trong sâu thẳm tâm hồn, ta cũng đang đợi chính mình.
BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.