Lợi ích của đậu nành đối với người có axit uric cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đậu nành là một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống, được nhiều người lựa chọn. Các sản phẩm từ đậu nành không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn tốt cho một số tình trạng bệnh.

Trong mắt nhiều người, thực phẩm giàu protein sẽ có hàm lượng purine cao. Đậu nành cũng rất giàu protein thực vật, vì vậy họ cho rằng đậu nành cũng là thực phẩm có hàm lượng purine cao. Tuy nhiên, trên thực tế, thực phẩm đậu nành chúng ta ăn không chứa nhiều purin.

Trong quá trình ngâm đậu nành để hút nước, một số nhân purin sẽ hòa tan vào trong nước. Từ đậu nành đến sữa đậu nành hoặc đậu nành luộc, hàm lượng nước cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó hàm lượng purine trong 100 gram sản phẩm đậu nành sẽ giảm đi rất nhiều.

Ví dụ, đậu phụ thường chứa ít hơn 70 mg purine trên 100 gram, trong khi đậu nành nấu chín có ít hơn 50 mg, không quá nhiều.

Năm 2011, một nghiên cứu tại Mỹ đã đánh giá đã thu thập 6 khảo sát dịch tễ học, không có khảo sát nào cho thấy ăn các sản phẩm từ đậu nành có liên quan đến axit uric cao hoặc bệnh gút.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, tiêu thụ protein đậu nành làm tăng axit uric huyết tương, nhưng mức tăng này rất nhỏ và không đáng lo ngại về mặt lâm sàng.

Trên thực tế, đạm thực vật và đạm động vật có tác dụng khác nhau đối với bệnh nhân axit uric cao và gút. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện đạm thực vật cũng có thể giúp giảm nguy cơ tạo axit uric.

Một nghiên cứu mới của Đại học Quốc gia Singapore cũng cho thấy, ăn đậu nành và các loại đậu khác như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan... không làm tăng axit uric và gây ra bệnh gút.

Do đó, người bị bệnh gút hoặc axit uric cao có thể ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác. Đồng thời, cố gắng giảm lượng đạm động vật ăn vào trong chế độ ăn hằng ngày, đạm thực vật vẫn có thể có lợi.

Có thể bạn quan tâm

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.