Lo cho dân như lo cho mình

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thực hiện chủ trương lo cho dân như lo cho mình, hướng công tác dân vận về cơ sở, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Ðịnh có nhiều cách làm thiết thực chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần kiến tạo quê hương ngày càng phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố vững chắc tiềm lực quốc phòng-an ninh.

 

Bộ đội giúp người dân sửa chữa những ngôi nhà bị tốc mái. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
Bộ đội giúp người dân sửa chữa những ngôi nhà bị tốc mái. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân



Quán triệt phương châm "4 tại chỗ", chủ động triển khai tốt cả ba khâu phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, hằng năm, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Ðịnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch; chủ động chuẩn bị về lực lượng, phương tiện; huấn luyện bổ sung và luyện tập thuần thục các phương án, sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống.

Khi có bão, lụt xảy ra, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị quân đội của Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đứng chân trên địa bàn kịp thời triển khai giúp dân chằng chống nhà cửa; kêu gọi tàu, thuyền hoạt động trên biển vào nơi tránh trú, sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn; tham gia tìm kiếm cứu nạn, xử lý môi trường, khắc phục đồng ruộng bị sa bồi thủy phá, bảo đảm giao thông thông suốt...

Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2022, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã phối hợp các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn điều động hơn 1.500 cán bộ, chiến sĩ tham gia khắc phục hậu quả đợt mưa lũ trái mùa, trục vớt 50 phương tiện (tàu, thuyền, ca-nô, thuyền thúng, bè nuôi trồng thủy sản...), giúp nhân dân thu hoạch 125ha lúa, hoa màu các loại.

Trung tá Trần Văn Quân, Trưởng Ban Dân vận Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Ðịnh cho biết, từ năm 2016 đến nay, lực lượng vũ trang tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp và hỗ trợ bốn địa phương: Phường Hoài Thanh (thị xã Hoài Nhơn), xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước), xã An Trung (huyện An Lão) và xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh) xây dựng nông thôn mới và đã làm lợi cho nhân dân hơn 1,6 tỷ đồng; làm đường bê-tông, cấp phối, phát quang, sửa chữa 33,2km đường giao thông liên thôn; vận động 253 hộ dân hiến hơn 5.759m² đất thổ cư, đất vườn để làm đường giao thông. Cùng với đó, Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị còn góp phần xây dựng hệ thống chính trị, làm chuyển biến phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền theo hướng sát dân, tôn trọng nhân dân; đồng thời, thường xuyên chỉ đạo các đơn vị phối hợp thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Thực hiện chủ trương của Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 về xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trên địa bàn đóng quân, từ năm 2016 đến nay, các cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ 28 hộ nghèo trị giá 324 triệu đồng; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt người dân; huy động hơn 160 nghìn ngày công xây dựng, sửa chữa, phát quang đường giao thông nông thôn, tu sửa kênh mương nội đồng, giúp thu hoạch mùa màng, sửa chữa 173 nhà hộ nghèo, neo đơn bị bão lụt.

Trên trận tuyến chống dịch Covid-19, lực lượng vũ trang tỉnh vừa hoàn thành nhiệm vụ quân sự, quốc phòng vừa xung kích trên tuyến đầu chống dịch; phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương tổ chức "Gian hàng 0 đồng" chia sẻ khó khăn của nhân dân, nhất là những nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ. Ðồng thời, đề nghị Quân khu 5 hỗ trợ 12 đồng chí, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị hỗ trợ 46 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Cùng với đó, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh còn tổ chức trao tặng và bàn giao các trang, thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 tặng Bộ Chỉ huy quân sự của hai tỉnh Chămpasăk và Attapư (nước bạn Lào), với tổng số kinh phí 700 triệu đồng. Ngoài ra, còn trao 4 máy tính (trị giá 40 triệu đồng) tặng học sinh là con của các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn theo chương trình "Sóng và máy tính cho em"; 250 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu nhân đạo được hơn 230 đơn vị máu. Ðặc biệt, lực lượng vũ trang tỉnh còn nhận đỡ đầu 17 cháu mồ côi do dịch Covid-19, với số tiền hỗ trợ ban đầu từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng/cháu.

Chị Lê Thị Thu Hiền, ở khu phố 3, phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, có con trai được Phòng Kỹ thuật Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nhận đỡ đầu đến hết 18 tuổi, xúc động bày tỏ: "Chồng và mẹ chồng tôi đều mất do dịch Covid-19; ông bà ngoại thì già yếu, tôi đi bán chả cá nhưng thu nhập cũng chẳng được là bao. May mà cháu Khải được các đơn vị nhận đỡ đầu, nếu không cháu cũng phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn!".

Ðại tá Nguyễn Xuân Sơn, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Ðịnh cho biết: Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, công tác dân vận của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Ðịnh tiếp tục đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua quyết thắng và thi đua yêu nước. Các hoạt động được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, lan tỏa sâu rộng các mô hình cụ thể, thiết thực, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra từ thực tế cuộc sống.

Theo Ðỗ Thị Ngọc Diệp  (NDĐT)

 

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.