Livestream lợi bất cập hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, mạng xã hội Facebook cho ra đời tính năng mới là phát video trực tiếp (livestream). Tính năng này mang đến nhiều tiện lợi cho người dùng và trở thành một trào lưu mới của giới trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dùng lạm dụng và sử dụng sai mục đích. Điều này đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Từ công cụ hữu ích…
Livestream có thể hiểu đơn giản là tính năng truyền tải video trực tiếp thông qua môi trường internet. Hình thức này mang đến nhiều tiện lợi, làm tăng khả năng kết nối, tương tác của nhiều người dùng với nhau.
Mọi người có thể chia sẻ trực tiếp những hình ảnh và khoảnh khắc đời thường của mình bên người thân, bạn bè. Những bữa tiệc liên hoan, những chuyến du lịch được lưu giữ, kỷ niệm đáng nhớ được ghi lại hoặc các cuộc họp, các buổi học đều được phát trực tiếp để những người không có điều kiện có thể tham gia gián tiếp. Các chuyên gia tư vấn, bác sĩ, giáo viên… cũng có thể dùng công cụ này giải đáp các thắc mắc, tư vấn những vấn đề người dùng quan tâm trong các buổi hội thảo.
 Livestream là công cụ hữu ích trong các buổi tư vấn, trò chuyện. (Ảnh nguồn internet)
Livestream là công cụ hữu ích trong các buổi tư vấn, trò chuyện. (Ảnh nguồn internet)
Hiện nay, trong giới showbiz, thay vì tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu thì các nghệ sĩ, ca sĩ sẽ chọn cách livestream để chia sẻ hình ảnh mới nhất của mình với người hâm mộ. Ngoài ra, livestream cũng là “mảnh đất vàng” trong lĩnh vực game khi giúp các game thủ có thể truyền tải phút thi đấu sinh động đến với người theo dõi. Đó là cách thu hút người xem và thu về một khoản lợi nhuận từ việc livestream.
Hình thức này còn là công cụ vô cùng hiệu quả của các shop bán hàng online để đẩy mạnh quảng cáo, làm tăng doanh thu bán hàng. Người xem có thể xem tận mắt, hỗ trợ tư vấn sản phẩm cần quan tâm mà không mất thời gian đi đến cửa hàng lựa chọn. Ngoài ra, các cửa hàng chăm sóc sắc đẹp hay các studio… cũng đi theo trào lưu này. Đây là cách thiết thực để marketing, chi phí bỏ ra ít nhưng thu hút lượng khách hàng rất lớn.
Đến những hệ lụy khôn lường
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ những người trẻ lại sử dụng livestream sai mục đích, gây ra những hệ lụy cho xã hội. Rất nhiều người trẻ dùng đủ chiêu trò gây sự chú ý để câu like và share. Những cụm từ như: đủ like sẽ tặng thẻ cào, cởi áo, cạo đầu… thậm chí những việc nguy hiểm đến tính mạng như đốt nhà, rạch tay, nhảy cầu xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội. Điều đáng nói là một số người dùng có hành vi thiếu ý thức khi cổ vũ bằng những lượt share, bình luận của mình. Chỉ vì ham muốn thể hiện bản thân, được nổi tiếng trong thế giới ảo mà người trẻ đã mất kiểm soát, hành động một cách mù quáng.
Không những thế, gần đây, các buổi phát trực tiếp với nội dung khiêu dâm được đăng tải rất nhiều. Một số bạn trẻ ăn mặc phản cảm, không phù hợp với văn hóa của người Việt kèm theo đó là những từ ngữ thô tục, kích động để thu hút người theo dõi. Thậm chí, các cô gái còn khoe thân thể công khai ngay trên mạng xã hội. Những hình ảnh cá nhân không lành mạnh có thể phát tán mọi nơi và gây hệ lụy khôn lường. Nhiều đoạn livestream nhạy cảm sẽ bị lợi dụng cắt ra đăng lên các trang web đen thu quảng cáo.
Ngày 13-11-2017, một trang phim đã livestream bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” từ một rạp chiếu phim và thu hút hơn 50.000 lượt xem. Ngay sau đó, Ban Quản lý rạp chiếu phim đã xác định được người thực hiện là N.V.T. (SN 1998, trú tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Có thể nói, đây là hành vi thiếu ý thức dẫn đến thiệt hại lớn cho nhà sản xuất và là hành động vi phạm pháp luật. Xét theo đó, Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã phạt hành chính 15 triệu đồng đối với N.V.T. về hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Ngày 16-1-2018, cư dân mạng cũng không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến người đàn ông ở Kon Tum thực hiện hành động treo cổ tự tử. Điều đáng nói là người đàn ông này dùng điện thoại livestream trên mạng xã hội, may mắn là người thân và hàng xóm phát hiện kịp thời.
Đầu tháng 8 vừa qua, một đoạn clip đánh ghen được livestream trên mạng, một cô gái trẻ bị nhiều người lao vào đánh dù một số người xung quanh ra sức can ngăn. Chưa biết rõ nguyên nhân là gì nhưng hành động phát trực tiếp cảnh bạo lực trên khiến cho cộng đồng sợ hãi, hoang mang. Chưa kể, khi những hình ảnh đó phát tán sẽ gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho người trong cuộc và người thân, bạn bè của họ.
Livestream là con dao 2 lưỡi, vừa có lợi, vừa có những biến tướng khôn lường. Vì thế, trước khi muốn đăng bất cứ gì trên mạng xã hội, người dùng nên cân nhắc thật kỹ, làm chủ hành động mình đang thực hiện. Ngoài ra, các nhà quản lý ứng dụng cần cải thiện hơn nữa dịch vụ, rà soát chặt chẽ việc livestream vào các mục địch xấu, gây hại cho người dùng xung quanh. Bên cạnh sự nỗ lực của nhà quản lý trong việc kiểm soát ứng dụng, mỗi người dùng cần tự rèn cho mình ý thức trách nhiệm với những gì chúng ta đang xem. Khi thấy những đoạn livestream không lành mạnh, phản cảm, người xem có quyền từ chối hoặc báo cáo nội dung trái phép lên Facebook. Hy vọng với những nỗ lực từ nhiều phía, vấn nạn này sẽ giảm bớt để livestream trở lại với những lợi ích ban đầu.
Quốc Diễn

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.