"Liệt sĩ" trở về sau 36 năm báo tử: Những giọt nước mắt hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người thân ở quê nhà rưng rưng nước mắt hạnh phúc khi gặp lại ông Phạm Văn Hạng - người đã được công nhận là liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Campuchia, khi bất ngờ trở về sau 36 năm báo tử.
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Phạm Xuân Lành (SN 1961, trú tổ 9, phường Đồng Phú,
TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; em trai của ông Phạm Văn Hạng) cho biết: “Khoảng đầu tháng 10/2018, anh trai tôi là Phạm Văn Hạng (đã được công nhận liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Campuchia) bất ngờ trở về căn nhà của bố mẹ tôi”.
 
Ông Phạm Xuân Lành kể lại giây phút người anh trai - Phạm Văn Hạng trở về căn nhà xưa sau 36 năm mất tích khi tham gia chiến trường ở Campuchia. Ảnh: PV
“Lúc thấy anh về tôi bất ngờ lắm, tưởng rằng anh đã hy sinh tại chiến trường Campuchia. Cả gia đình hôm đó tay bắt mặt mừng, nước mắt hạnh phúc của mỗi thành viên cứ rơi xuống khi gặp được người thân” - ông Lành nhớ lại.
Ông Phạm Xuân Lành kể lại: "Năm 1977, anh tôi nhập ngũ và đi làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia. Trong quá trình chiến đấu anh đã bị thương, bất tỉnh và được một gia đình ở Campuchia cứu giúp, điều trị đưa anh về sống cùng gia đình họ. Từ đó anh tôi mất trí nhớ, không nhớ thông tin gì về gia đình mình tại Việt Nam".
 
 Ông Phạm Văn Hạng (thứ 2 bên trái sang) về gặp mặt người thân ở Việt Nam. Ảnh: PV
"Được gia đình người Campuchia cưu mang, quý mến nên họ đã gả con gái cho anh Hạng. Sau đó anh lập gia đình và đến nay đã có 3 người con. Một thời gian, từng dòng ký ức hiện về trong đầu anh tôi và anh luôn ấp ủ tìm về nơi chôn rau cắt rốn. Nơi anh tôi sống gần biên giới Việt Nam nên có nhiều người biết tiếng Việt. Hằng ngày anh đi buôn chuối, gặp người Việt nào anh cũng dò hỏi và tìm đường về quê hương. May mắn thay, anh đã tìm được về căn nhà xưa nay là nơi thờ bố mẹ. Ngày 10/12/2018, tôi đến UBND phường Đồng Phú trình báo sự việc” - ông Lành kể.
Từ ngày không có thông tin của ông Phạm Văn Hạng khi tham gia chiến trường Campuchia, hoàn cảnh gia đình lúc đó còn khó khăn nên gia đình ông Phạm Xuân Lành không tổ chức tìm kiếm. Ông Phạm Văn Hạng được Đảng và Nhà nước công nhận liệt sĩ, hưởng các chế độ, chính sách đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ theo quy định.
 
UBND phường Đồng Phú, TP.Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) và các cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh, làm rõ, đồng thời tổ chức thu hồi giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công đối với "liệt sĩ" trở về Phạm Văn Hạng.
Sau khi về thăm gia đình, ngày 5/12/2018, ông Phạm Văn Hạng quay trở lại Campuchia với vợ và các con của mình. Thời gian qua, gia đình ông Phạm Văn Hạng thường liên lạc qua điện thoại với ông Phạm Xuân Lành và nhắn nhủ một ngày gần nhất cả gia đình sẽ về thăm quê hương.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Phú (TP.Đồng Hới) cho biết: “Ngay sau khi nhận được tin báo của ông Phạm Xuân Lành, UBND phường Đồng Phú và các cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh, làm rõ, đồng thời tổ chức thu hồi giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công đối với "liệt sĩ" trở về Phạm Văn Hạng vào ngày 15/11/2019”.
Được biết, ông Phạm Văn Hạng nhập ngũ tháng 11/1977, biên chế vào Trung đoàn 174, Sư đoàn 5, Quân khu 7, mất tin năm 1982 trong trường hợp chiến đấu và được xác nhận là liệt sĩ.
Trần Anh-Lê Tập (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.