Lê Hữu Nam khởi đầu hành trình mới với "Vì chưa bao giờ kết thúc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào dịp Giáng sinh năm nay, nhà văn trẻ Lê Hữu Nam, tác giả của tác phẩm truyện dài thiếu nhi Mật ngữ rừng xanh, cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết đầu tay mang tên Vì chưa bao giờ kết thúc với đề tài và nội dung dành cho độc giả tuổi trưởng thành.

Cuốn sách được tác giả viết từ mùa hè năm 2013 và hoàn thành 3 năm sau đó.

 

Bìa sách Vì chưa bao giờ kết thúc.
Bìa sách Vì chưa bao giờ kết thúc.

Với hơn 400 trang sách, người đọc sẽ nhận ra không ít thân phận ẩn náu trong đó, và mỗi thân phận đều có một thế giới riêng mang đầy bí mật, được bao bọc bởi thời gian và những phân tán về địa lý, mở ra một câu chuyện dài được liên hệ từ những cuộc đời khác nhau giữa nhiều thế hệ, mà người trong cuộc tưởng chẳng hề liên quan đến mình. Và rồi sau đó, như một trò chơi được sắp đặt sẵn, là cuộc hành trình đi đến kết thúc của những uẩn khúc, mất mát, đố kỵ, hiểu lầm xuất phát từ trong quá khứ. Cũng chính hành trình ấy mở ra một chân lý giác ngộ mới nhưng cũng đầy xáo động.

Với những trang đầu chậm rãi, tác giả khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc bằng câu chữ nhẹ nhàng. Nhưng không biết từ khi nào, những thước phim đó có thể sẽ cuốn hút bạn vào trong từng mạch chữ. Cao trào của cuốn tiểu thuyết từ đó được đẩy lên như những điệp khúc trong các bản nhạc mà tác giả lồng vào dưới bầu trời Đà Lạt mưa, gió, nắng và sương.

Với niềm tha thiết mang đến cho người đọc một thế giới tương quan trong đời sống thực tại, lối hành văn của tác giả chân thật, tự nhiên, không chau chuốt kết hợp với tình tiết đan xen, đề cao mối liên hệ của các nhân vật và xâu chuỗi sự kiện một cách logic.

Lê Hữu Nam tâm sự: “Tôi từng đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống, nhưng khi nhớ đến những gì mình viết trong cuốn sách này, tôi lại nhủ lòng đừng quá bi quan, hãy cứ chinh phục cuộc sống bằng cách đi qua những ranh giới của nó, ngay cả những nhân vật mà tôi viết ra có lúc cũng truyền cảm hứng cho tôi. Đối với tôi, Vì chưa bao giờ kết thúc vẫn là một cuộc hành trình vừa mới bắt đầu cho cuộc đời sáng tác văn chương của mình, qua đó giúp tôi nhận ra mình cần có một sự kiên nhẫn nhất định để hoàn thiện hơn ở những dự án sách sau này”.

Lê Hữu Nam sinh năm 1986 tại Đà Lạt. Mười hai tuổi, Nam chuyển xuống Sài Gòn để điều trị căn bệnh tim bẩm sinh của mình. Nam không qua trường lớp viết văn nào và cũng chỉ mới bén duyên với văn chương trong ít năm gần đây. Đến nay Nam đã cho ra bảy đầu sách ký tác quyền, trong đó có thể kể đến những ấn phẩm như Con đến như một phép màu (2014), Mật ngữ rừng xanh (2015), Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Ếch Xanh (2016).

Hiện tại sức khỏe của Lê Hữu Nam không ổn định, nhưng anh vẫn đang viết tiếp những bản thảo còn dang dở, trong đó có truyện dài kể về cuộc đời của một chú chó luôn sống trong hiểm nguy, nhằm kêu gọi cộng đồng biết yêu quý loài chó - loài vật được xem là bạn của mọi đứa trẻ.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null