Lấy văn hóa và du lịch làm động lực phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Phát triển xanh-Hài hòa-Bền vững” tổ chức tại Lâm Đồng ngày 20-11, một trong nhiều giải pháp phát triển được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xác định là: “Phát triển văn hóa gắn với du lịch”.
Trong 36 năm đổi mới, đất nước đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Riêng về văn hóa, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân, nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đường lối, chủ trương ấy tiếp tục phát triển và có sự đổi mới sâu sắc trên cơ sở kế thừa nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và xu thế tất yếu, khách quan của thời đại. Phát triển văn hóa đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam,... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: VTT
Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngồi giữa) chủ trì hội nghị. Ảnh: VTT
Hội nghị phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được tổ chức ngay trong những ngày cả nước sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa 23-11, đúng 1 năm sau Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa lại càng cho thấy ý nghĩa, vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, theo hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất này.
Không chỉ sở hữu chung Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Gia Lai còn có cao nguyên Kon Hà Nừng được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo và Di chỉ khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá cùng nhiều danh lam thắng cảnh như: Biển Hồ, núi lửa Chư Đang Ya gắn với lễ hội hoa dã quỳ, hồ thủy điện Ia Ly…; các di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, lễ hội dân gian, dân tộc đặc sắc gắn với cộng đồng các dân tộc Bahnar, Jrai… Đó là những tiềm năng vô giá mà nếu biết khai thác hiệu quả, du lịch hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành kinh tế mạnh của tỉnh.
Văn hóa là không ranh giới. Phát triển du lịch văn hóa càng không thể thiếu tính liên kết vùng, khu vực. Những sản phẩm kết nối như: Con đường di sản, Con đường xanh Tây Nguyên được các doanh nghiệp du lịch trong vùng liên kết với các tỉnh, thành phố như Bình Định, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh xây dựng trước đây, nay càng có cơ hội được phục hồi và phát triển khi hệ thống giao thông đường bộ, đường không đến Tây Nguyên đã thuận lợi hơn. Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, thương mại, nông nghiệp cũng là những yếu tố tác động tích cực để du lịch văn hóa Gia Lai phát triển cùng các địa phương trong vùng Tây Nguyên và các khu vực khác của miền Trung, miền Nam.
Phát triển du lịch gắn với văn hóa là thực hiện song song công tác bảo tồn với phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa, thiên nhiên, làm nên bộ sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đặc sắc, hấp dẫn du khách, không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Đó còn là thiết thực góp phần không nhỏ vào việc xây dựng xã hội văn hóa, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người; vun đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành lớp người yêu văn hóa, biết trân trọng, giữ gìn bản sắc dân tộc như một thứ vốn quý, một nguồn nội lực phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển quê hương Gia Lai ngày một mạnh giàu.
ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.