Làng ven đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bây giờ thi thoảng vẫn có người hỏi tôi sao lại lên Gia Lai, xa ba mẹ, xa quê hương chi cho cực vậy? Tôi vẫn chưa trả lời rõ ràng được câu hỏi ấy. Chỉ biết rằng, có lẽ do duyên mình gắn với Gia Lai, gắn với những con đường đất đỏ quấn chân khi mùa mưa về, gắn với Phố núi nhiều con dốc mù sương mỗi sớm mai.
Nơi tôi sống là vùng ven đô. Sáng sớm, những đứa trẻ Jrai ngủ dậy đã tự lăn xuống giường tìm ra bãi cát trước sân chơi đồ hàng, đầu trần chân đất, bên cạnh chúng có thể là đàn gà hay mấy chú heo con đang ngó nghiêng chờ ăn. Áo ngắn quần cộc, chúng hồn nhiên chơi đùa trong nắng mai. Con trai tôi vô cùng thích thú khi bỗng dưng lại có thêm vài người bạn nói hai thứ tiếng. Từ ngày gia đình tôi chuyển về làng sống gần bà con Jrai, thay vì khóc đòi mẹ mỗi sáng thức dậy, con tôi biết tự tụt xuống giường và lân la ra khoảng sân ngó nghiêng sang nhà hàng xóm tìm bạn, vui mừng khi có đứa trẻ nào đó từ nhà bên chạy sang, tay cầm theo củ mì luộc hay vắt xôi nóng vừa ăn vừa chìa tay về phía nó.
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Nơi tôi sống, những đứa trẻ đi học bằng xe đạp men theo đường làng đến lớp. Sáng ra sương xuống dày đặc, đôi lúc chỉ nghe tiếng lũ trẻ ríu ran xa xa nhưng ngoảnh lại đã thấy chúng ngay trước mắt. Cứ như chúng vén sương mà ra vậy! Buổi chiều nắng xuống la đà, bà con hàng xóm trở về từ ruộng rẫy, những đứa trẻ ngủ quên trên lưng mẹ dụi dụi mắt rồi lại nhoài xuống khoảng sân trước nhà chơi. Cả những cơn mưa cũng lạ và yêu lắm! Cách nhau cây cầu Hội Phú mà bên này rí rắc mưa, bên kia lại nắng ngọt đến ngỡ ngàng.
Nơi tôi sống, mùa này dã quỳ bung nở rực rỡ, vàng miên man và đầy kiêu hãnh bên những cung đường. Dưới tán lá thông, loài cỏ hồng bắt đầu khoe màu hồng phơn phớt, mềm mại, đẹp đến nao lòng. Những người nông dân trở về trên con đường ấy, xe chất đầy lúa, cà phê… Cảnh sắc đầy thi vị khiến nỗi mệt mỏi sau một ngày lao động như được khỏa lấp.
Đến giờ, tôi vẫn thấy thật hay khi quyết định chuyển nhà đến sống trong một ngôi làng Jrai. Lần nào con trai tôi cũng tỏ ra thích thú khi được bà của chị Puih Nguyệt nhà kế bên đặt lên lưng và quấn cái khăn địu đi dạo quanh xóm. Mỗi chiều tôi đón con từ nhà trẻ về, vừa dừng xe thì bác gái trước nhà đã chạy tới giúp mở cổng và bế con xuống xe. Chị Bẽh thi thoảng chuyền qua hàng rào mớ rau lang hay ngọn bí chị vừa ngắt rồi nói, rất đỗi chân tình: “Muốn ăn rau gì cứ sang vườn nhà chị mà hái…”.
Vậy đó, đôi lúc con người ta cứ từng ngày, từng ngày thêm gắn bó với một nơi chốn mà chẳng cần lý do. Tôi cũng chẳng nhớ rằng mình đã yêu mảnh đất này từ khi nào? Và tự bao giờ nó nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai? Câu hỏi mà mọi người thường hỏi tôi, tôi vẫn chưa trả lời cho thỏa đáng. Chỉ biết rằng, tôi yêu nơi này đến lạ, chỉ cần xa vài ngày thôi là đã thấy nhung nhớ, bồi hồi…
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.