Làng Kép ngày ấy...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi không có ý định khơi lại vùng ký ức kinh hoàng của người dân làng Kép, về chiến tranh. Người ta nói rằng, dưới mỗi nóc nhà trong làng, không nhà nào không có nỗi đau của sự mất mát. Dòng sông lịch sử đã cuốn trôi theo dòng những ký ức đau thương. Nhìn về quá khứ, các thế hệ làng Kép chỉ còn niềm tự hào bởi chính từ đây, đã sinh ra những người anh hùng.
 

 Những đứa trẻ làng Kép lớn lên trong niềm kiêu hãnh về tinh thần bất khuất thế hệ cha anh dũng cảm đánh giặc giữ làng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Những đứa trẻ làng Kép lớn lên trong niềm kiêu hãnh về tinh thần bất khuất thế hệ cha anh dũng cảm đánh giặc giữ làng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gần một năm kể từ mùa mưa trước, chúng tôi mới có dịp trở lại ngôi mộ chung ở làng Kép-xã Ia Phí (huyện Chư Pah)-biểu tượng cho sự bất khuất, anh dũng của người Jrai vùng này trong chiến tranh. Vẫn khung cảnh cũ, nhưng ngôi mộ chung đã mang một dáng vẻ khác. Nơi yên nghỉ của những người anh hùng đã có một nhà bia tưởng niệm khang trang, mái ngói đỏ tươi. Không còn những ô mộ xanh rêu nằm phơi mình giữa mưa nắng trầm mặc.

Tên những đứa con của làng được chạm khắc trang trọng trên bia đá. Nằm giữa khu nhà mồ của làng, dưới những bóng mát cổ thụ, nhưng xung quanh nhà bia cây xanh được trồng thêm khá nhiều. Khoảng sân trước, giữa những viên gạch lát, người ta đã tỉ mỉ trồng những hàng cỏ xanh. Bồi hồi đứng ngắm khu nhà bia, già làng Rơ Châm Hum nói, cuối cùng, sau gần 40 năm độc lập, những đứa con anh hùng của làng đã có chỗ yên nghỉ khang trang.

Là người từng sinh tử trong kháng chiến chống Mỹ với ba lần bị địch bắt, già Hum cho biết, ông nhớ tường tận những lần địch vào làng càn quét, giết chóc. Nhớ những con người từng đứng lên tranh đấu, từng người ngã xuống, trong đó có những người đang nằm dưới ngôi mộ chung kia. Già Hum kể: “Làng này nếu không “cứng đầu” thì bị địch xóa sổ chứ còn đâu. Mình nhớ nhiều lần địch vào làng càn quét, tìm bắt đám đàn ông đi lính, ức hiếp đàn bà con gái; bắt con trâu, con bò... đã khiến dân làng nổi giận. Đám đàn bà là dữ dội nhất. Nhiều người chỉ thẳng mặt bọn Mỹ vạch tội ác. Đàn ông thì khỏi nói rồi, không một ai đi lính cho Mỹ, một lòng theo bộ đội. Mình chỉ là một trong số những người làng Kép được cách mạng giao việc”.

Câu chuyện ngắt quãng khi giữa cuộc chuyện trò, có một người đàn ông già nua lọm khọm đi tới. Già Hum giới thiệu: “Đây là Blơt. Mình nhớ hồi trẻ, trong một lần địch càn qua làng bắt lính, Blơt đã phải giả điên mới thoát khỏi tay bọn Mỹ”. Hai người đàn ông Jrai quay sang nói chuyện với nhau, câu chuyện gợi những ký ức cũ, với những con người nay đã không còn. Thỉnh thoảng, họ lại hướng về phía những nhà mồ mới cũ nằm rải rác trên khuôn đất rộng, tràn ngập màu xanh. Chỉ về phía một nhà mồ nằm dưới tán cây cao, già Hum giải thích: “Người phụ nữ đấu tranh kiên cường nhất làng, có lần khiến thằng Mỹ phải buông súng đứng khóc, giờ nằm kia. Cả làng này không riêng người theo bộ đội, người làm cách mạng, người dân bình thường cũng rất dũng cảm”.

 

Ảnh: Hoàng Ngọc
Màu xanh trù phú đã xóa đi ký ức đau thương về chiến tranh. Ảnh: Hoàng Ngọc

…Thuở già Hum còn là một chàng trai khỏe mạnh, thông minh, ông  được giao nhiều nhiệm vụ, có thời kỳ làm cơ sở cho cách mạng, lúc làm Xã đội trưởng, khi làm Trưởng ban Kinh tế, sau này giải phóng làm Trưởng Công an xã cho tới khi về hưu. Nhớ về thời kỳ đấu tranh gian khổ, già làng kể: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của mình lúc bấy giờ là phát động thi đua sản xuất, đảm bảo nguồn lương thực để tiếp tế cho bộ đội quanh vùng. Bên cạnh đó phải làm công tác giáo dục tư tưởng để thanh niên vững vàng hơn, không bị Mỹ dụ dỗ đi lính cho chúng. Mình thường cải trang, đóng khố mặc áo rách đi làm rẫy chung với dân để tránh bị phát hiện. Vậy mà có đến ba lần bị địch bắt, hai lần bị chúng giam ở Nhà lao Pleiku, một lần giam ở Kon Tum. Chu cha, chúng tra tấn mình chết đi sống lại, lặp lại một câu hỏi: “Mày có phải Việt Cộng không?”. Mình cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất bằng tiếng Jrai “Tao là người Jrai, tao chỉ biết làm rẫy”. Tra tấn mãi không khai thác được gì, nhất là mình chỉ nói tiếng mẹ đẻ nên chúng tha”. Sau mỗi lần trở về, già Hum được một “người cách mạng” là ông Rơ Châm Djôl gọi lên giao nhiệm vụ mới.

Dù nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng trong ký ức của già Hum, Djôl là người gan dạ, dũng cảm nhất ông từng biết. “Ông ấy là người làng Kép, rất quyết đoán. Ngày ấy giặc Mỹ có mặt khắp vùng rừng núi này, đông hơn cả dân trong làng. Nhưng Djôl luôn bình tĩnh trong những cuộc đối mặt kẻ thù. Ông ấy chính là người đã đứng ra kết nạp Đoàn cho mình, cũng vào một ngày tháng 4 như hôm nay, năm 1963. Khi đó, mình xúc động hứa dưới lá cờ Đoàn sẽ cùng với nhân dân làm ra nhiều lúa gạo nuôi bộ đội, cùng dân đánh giặc, sống chết với dân. 10 năm sau đó thì mình được kết nạp Đảng. Nhưng lúc đó Djôl đã dũng cảm hy sinh trong một trận đánh. Ông ấy là một trong 24 liệt sĩ nằm dưới ngôi mộ chung kia”.

Câu chuyện của già Hum cứ dài mãi khi những đứa trẻ chăn bò quanh khu nhà mồ xúm xít quanh ông, nuốt lấy từng lời kể về câu chuyện đánh giặc giữ làng. Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh giờ chỉ còn là miền hoài niệm với người dân làng Kép. Nhưng những đứa trẻ sẽ lớn lên trong niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất. Và đối với chúng, những tên người dưới cỏ xanh kia là hình tượng đẹp đẽ thiêng liêng, nhắc nhớ về một điều giản dị có sẵn trong mỗi người: lòng yêu nước, yêu làng.

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.