Làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc sống của những hộ dân ở làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh, xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk quanh năm lặng lẽ. Một phần do họ sinh sống tạm bợ trên các bè nuôi cá lênh đênh trên mặt hồ thủy điện, một phần do cuộc sống hết sức khó khăn không có điều kiện lên bờ sinh sống.
Làng chài nằm dưới chân cầu Đắk Hill, Quốc lộ 27, bắc qua hồ thủy điện Buôn Tua Sarh.
Làng chài nằm dưới chân cầu Đắk Hill, Quốc lộ 27, bắc qua hồ thủy điện Buôn Tua Sarh.
Từ TP Buôn Ma Thuột theo Quốc lộ 27 khoảng 70 km là đến hồ thủy điện Buôn Tua Sarh, xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Năm 2009, khi hồ thủy điện Buôn Tua Sarh tích nước, ban đầu có một số hộ dân ở các tỉnh miền Tây tìm lên đây lập bè nuôi cá và sinh sống lênh đênh trên mặt nước. Một vài năm sau, trên mặt hồ thủy điện này đã hình thành một làng chài với 39 hộ dân, chủ yếu là người dân miền Tây sinh sống bằng nghề đánh bắt cá tự nhiên và lập bè nuôi cá trên mặt hồ.
Các hộ dân chủ yếu là người các tỉnh miền Tây đến lập bè nuôi cá và sống lênh đênh trên mặt hồ thủy điện Buôn Tua Sarh từ năm 2009 đến nay.
Các hộ dân chủ yếu là người các tỉnh miền Tây đến lập bè nuôi cá và sống lênh đênh trên mặt hồ thủy điện Buôn Tua Sarh từ năm 2009 đến nay.
Tuy nhiên, những năm gần đây do nguồn thủy sản trong lòng hồ ngày càng cạn kiệt và việc nuôi cá không còn thuận lợi như trước, khiến cuộc sống của các hộ dân ở làng chài này gặp nhiều khó khăn, một số đã chuyển đi nơi khác, đến nay làng chài này chỉ còn 20 hộ dân với 39 bè nuôi cá. Hầu hết các hộ nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh là hộ nghèo và sống tạm cư, thiếu vốn đầu tư mở rộng nuôi cá và nguồn thức ăn cho cá trong lòng hồ cũng cạn kiệt nên việc nuôi cá ở đây cũng chỉ đủ sống qua ngày.
Do trường học ở xa nên nhiều đứa trẻ ở làng chài không được đến trường, phải ở nhà chăm em phụ giúp gia đình.
Do trường học ở xa nên nhiều đứa trẻ ở làng chài không được đến trường, phải ở nhà chăm em phụ giúp gia đình.
Do cuộc sống khó khăn, hằng ngày phải bươn chải kiếm sống trên lòng hồ thủy điện, trong khi đó trường học lại xa nên những đứa trẻ sinh ra ở đây được gia đình gửi lên xã, huyện để học, nhưng phần lớn chỉ học hết tiểu học là nghỉ ở nhà phụ giúp gia đình nuôi cá hoặc vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân kiếm sống. Vì vậy, mong ước lớn nhất của các hộ dân ở làng chài này là được lên bờ có một mảnh đất để xây nhà ở tránh bão, không phải sống trên những bè nuôi cá bấp bênh mỗi khi con nước vơi đầy và được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để mở rộng bè nuôi cá, xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho con cái ăn học…
Những hộ dân ở làng chài này chủ yếu làm nghề nuôi cá lóc và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh để sinh sống.
Những hộ dân ở làng chài này chủ yếu làm nghề nuôi cá lóc và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh để sinh sống.
Theo Chủ tịch UBND xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Hồ Văn Anh, mong ước của người dân làng chài trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh là chính đáng, nhưng do các hộ dân ở đây sinh sống tạm cư, chỉ đăng ký tạm trú, được tham gia đầy đủ hoạt động y tế, giáo dục của địa phương nhưng không thể vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư mở rộng bè nuôi cá, vì có những quy định riêng của ngành ngân hàng. Về nhu cầu người dân muốn lên bờ sinh sống, UBND xã sẽ tạo điều kiện cho người dân đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã để hưởng các chương trình phúc lợi theo quy định của nhà nước. Còn về đất tái định cư cho người dân làng chài cần phải đợi chủ trương, quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
Hằng ngày họ phải sử dụng nước hồ để sinh hoạt.
Hằng ngày họ phải sử dụng nước hồ để sinh hoạt.
Do không có hộ khẩu thường trú và cuộc sống quá khó khăn, hơn 10 năm nay, các hộ dân ở làng chài này vẫn ngày đêm mưu sinh trên những bè cá lênh đênh trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh. Mong ước lớn nhất của họ là được các cấp, các ngành tạo điều kiện để sớm được lên bờ ổn định cuộc sống, chăm lo cho con cái học hành để sau này không lặp lại cuộc sống khó khăn lênh đênh trên sóng nước nữa.
Theo NGUYỄN CÔNG LÝ (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.