Làng bún Phú Đô vào hội lớn: Cỗ kiệu 'bay' trong lòng người hân hoan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phú Đô, làng cổ ở Nam Từ Liêm, nổi tiếng với nghề làm bún cung cấp cả Hà Nội.

Đây cũng là làng cổ lưu giữ một lễ hội độc đáo, diễn ra theo định kỳ 5 năm một lần. Năm Ất Tỵ 2025, Phú Đô vào hội lớn, chính hội diễn ra đến hết ngày 8.1 (âm lịch).

Từ sớm ngày chính hội làng Phú Đô, khắp các ngả đường trong làng, các gia đình bày bàn thờ là mâm cúng dâng lễ thánh.

Các gia đình bày mâm cúng trước nhà trong ngày hội ở làng Phú Đô
Các gia đình bày mâm cúng trước nhà trong ngày hội ở làng Phú Đô

Đường làng cờ xí rợp trời, người người hân hoan hướng về đình làng, nơi thờ các vị thành hoàng như Đào Lang Vương Lý Thiên Bảo (499 - 555); 2 vị thánh: Đinh Dự, Đinh Lễ; 2 bà hoàng là 2 chị em người Phú Đô: Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị An, ông tổ nghề bún Hồ Nguyên Thơ… để chuẩn bị vào đám rước long trọng.

Đường làng Phú Đô rộn ràng chuẩn bị đón đám rước thánh
Đường làng Phú Đô rộn ràng chuẩn bị đón đám rước thánh

Dựa theo sử sách, Lý Thiên Bảo chính là anh trai của vua Lý Nam Đế (503 - 548) - vị vua đầu tiên của nhà tiền Lý và nước Vạn Xuân. Lý Thiên Bảo là người sáng lập ra nước Dã Năng ở Ai Lao và xưng vương tại đó.

Hai bà hoàng ở Phú Đô là Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Thị An sinh thời là con của ông Nguyễn Duy Tình, cũng là người làng Phú Đô. Bà Nguyễn Thị Phương được vua Lê Anh Tông phong làm hoàng hậu, em là Nguyễn Thị An được phong làm nguyên phi. Do vậy, Phú Đô cũng là ngôi làng đặc biệt, hiếm gặp ở xứ Bắc bộ thờ cùng lúc nhiều vị thành hoàng làng.

Cỗ kiệu 2 bà hoàng của làng Phú Đô là Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Thị An
Cỗ kiệu 2 bà hoàng của làng Phú Đô là Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Thị An

Mỗi dịp hội làng, các hoạt động sẽ diễn ra trong 2 ngày, thường là 7 và 8 tháng giêng âm lịch. Ở ngày đầu lễ hội, chủ yếu là các hoạt động chuẩn bị, bắt đầu từ đầu giờ chiều, cả làng hội quân.

Cụ Nghiêm Thị Ngõ, 84 tuổi, đội trưởng đội trống nữ của hội làng Phú Đô 2025
Cụ Nghiêm Thị Ngõ, 84 tuổi, đội trưởng đội trống nữ của hội làng Phú Đô 2025

Quân ở đây là những nam thanh nữ tú, các hội nhóm từ phụ nữ, phụ lão, cụ ông, cụ bà… tập trung ở sân đình và tiến hành một nghi thức gọi là lễ "rước liềm", như cuộc tổng duyệt lễ rước chuẩn bị cho chính hội ngày hôm sau.

Các vị bô lão đình Phú Đô và bộ bát bửu đặc biệt trong nhóm đồ thờ tự của làng
Các vị bô lão đình Phú Đô và bộ bát bửu đặc biệt trong nhóm đồ thờ tự của làng

Ở lễ rước liềm, khi 7 cỗ kiệu ở sân đình lần lượt khởi kiệu, gồm có 2 kiệu long đình, 2 kiệu án hương, kiệu 2 bà, kiệu đức thánh cả, kiệu đức ông nhưng điều khác biệt là các cỗ kiệu đều để trống không có áo mão hay đồ vật cúng tế trên đó, bởi thánh chưa ngự về. Phải đến ngày hôm sau khi làng vào chính hội, các kiệu mới được trang hoàng đầy đủ.

Kiệu hương án được đai nịt chắc chắn, đang trong tư thế bay ở ngày chính hội
Kiệu hương án được đai nịt chắc chắn, đang trong tư thế bay ở ngày chính hội

Chính hội bắt đầu tại sân đình, các vị bô lão, cùng quan khách thực hiện các nghi thức tế bái, vị chủ tế là cụ thủ từ Nguyễn Tiến Nghĩa gióng trống khai hội.

Tiếp đến, phần rộn ràng, huyên náo và được mong chờ nhất ở hội làng bún Phú Đô là xem đoàn rước gồm 8 cỗ kiệu, một ông ngựa đi qua các ngả đường trong làng cho đến giờ Ngọ, các cỗ kiệu tề tựu về bãi Tế Yến để quân nghỉ ngơi, dưỡng sức, thụ lộc.

Màn trống hội ở sân đình trước giờ khởi kiệu vào lễ rước chính
Màn trống hội ở sân đình trước giờ khởi kiệu vào lễ rước chính

Cùng lúc tại bãi Tế Yến sẽ diễn ra nghi thức cúng tế là lễ vật dâng thánh như các loại bún, xôi, gà, lợn...

Bắt đầu từ 14 giờ, các cỗ kiệu lại khởi hành xuống Quán làng, Đền Sa Đôi, đến chiều tối mới tề tựu về lại đình làng. Đến 21 giờ cùng ngày, phần rước sẽ hoàn tất và các quân tập trung trước sân đình lễ thánh và báo công, kết thúc ngày hội đầy vui nhộn, hào hứng.

Mâm cúng ở bãi Tế Yến là các đặc sản của người làng Phú Đô
Mâm cúng ở bãi Tế Yến là các đặc sản của người làng Phú Đô

Điều đặc biệt ở hội làng Phú Đô trong lễ rước, là hiện tượng kiệu bay. Trong 8 cỗ kiệu chỉ riêng kiệu bún không bay, còn lại mỗi cỗ kiệu "bay" theo những lối khác nhau, dường như không kiểm soát được.

Vẻ đẹp từng cỗ kiệu từ chi tiết trang trí đến những động tác "bay" khắp đường làng, tạo nên bầu không khí lễ hội đầy vui nhộn và sôi động.

Đội kiệu nữ đang bay trong lễ rước thánh ở Phú Đô
Đội kiệu nữ đang bay trong lễ rước thánh ở Phú Đô
Đội trống nữ làng Phú Đô diễn tấu trước sân Tế Yến
Đội trống nữ làng Phú Đô diễn tấu trước sân Tế Yến

Ở thời buổi nhiều làng quê nay đã lên phố, người làng phần nhiều bôn ba khắp nơi; để duy trì và giữ được những lề thói, phong tục, nghi lễ truyền thống không phải là điều dễ thực hiện.

Ở lễ hội làng bún Phú Đô, sức hấp dẫn của những nghi lễ, tập tục vẫn nguyên vẹn, là nét đẹp để người Phú Đô thêm tự hào với bản sắc quê hương.

Theo Lam Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.

An lành 'Trường Sa trên biển Bắc'

An lành 'Trường Sa trên biển Bắc'

Từ cảng Ghềnh Võ, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) chúng tôi phóng cano cưỡi sóng gần 1 tiếng đồng hồ để ra đảo Trần – hòn đảo nằm phía Đông Bắc của quần đảo Cô Tô, nơi được ví như Trường Sa của vùng biển Đông Bắc. 6 năm mới quay trở lại, hòn đảo tiền tiêu vẫn hiên ngang giữa muôn trùng sóng gió.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Xuân thêm vẹn tròn

Xuân thêm vẹn tròn

Khi sắc xuân sắp chạm ngõ mọi hiên nhà, bước chân mưu sinh của những người lao động dường như càng thêm hối hả, vội vã trên khắp phố phường. Bởi để đón mùa Tết đầm ấm hơn, họ phải vun vén, dành dụm trong ngoài để có thể đong đầy lu gạo, chắt tràn lọ mắm, thêm củ dưa hành…

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Món ăn trên mâm cỗ Tết bao giờ cũng hết sức cầu kỳ, tinh tế và chứa nhiều nội hàm sâu sắc. Nhưng cái ngon thật sự của cỗ Tết nằm ở hương vị của ký ức. Nếu chỉ cảm nhận bằng vị giác thôi thì chưa đủ…

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, lớp lớp cháu con của vùng căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương. Vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei một thời gian khó nay đã chuyển mình khởi sắc.