Lan tỏa trên mạng xã hội: Nhóm bạn trẻ 'cõng' nụ cười lên Nam Trà My

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhóm bạn trẻ tại TP.HCM với nỗ lực “cõng” sách vở băng qua đường rừng mang niềm vui đến cho các em nhỏ tại Nam Trà My đã làm nên một hành trình lan tỏa điều tử tế và nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng.

NHỮNG TRẢI NGHIỆM LẦN ĐẦU TRONG ĐỜI

Vừa trở về từ huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) vào đầu tháng 6, nhóm 7 bạn trẻ ở TP.HCM vội vã quay trở lại công việc thường nhật. Mỗi người một công việc, nhưng mỗi lần quyết định đi đâu làm thiện nguyện, cả nhóm lại sắp xếp để đồng hành cùng nhau.

Các bạn trẻ từ TP.HCM mang tập vở đến với trẻ em Nam Trà My. Ảnh: Diệu Mi

Các bạn trẻ từ TP.HCM mang tập vở đến với trẻ em Nam Trà My. Ảnh: Diệu Mi

Anh Vũ Thanh Tuấn (30 tuổi, kinh doanh thời trang) cho biết con đường đến với các bé ở nóc Lăng Lương và nóc Răng Chuỗi, xã Trà Tập (H.Nam Trà My) chông gai ngoài sức tưởng tượng của nhóm. Sau đoạn đường di chuyển bằng xe máy, để mang quà lên được điểm trường cho các bé, những người trong đoàn đã chia nhau "cõng" tập vở, bút viết, cặp sách… đi bộ khoảng 40 phút đường rừng.

"Nhóm tôi kết hợp cùng nhóm của anh Nguyễn Tố Linh ở Đà Nẵng chuyên đi phượt mới biết đường lên điểm trường. Có cả bà con và các bé xuống phụ mang đồ lên giúp đoàn. Nhìn nụ cười của các bé khi có tập sách mới, bà con khi có gạo, mì mang về… tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến hết", anh nói.

Nhóm bạn trẻ tại Đà Nẵng chuẩn bị cho các bé bữa ăn ngon.

Nhóm bạn trẻ tại Đà Nẵng chuẩn bị cho các bé bữa ăn ngon.

"Sau chuyến đi, mình thấy bản thân đang quá may mắn vì có cuộc sống ở thành thị, có cơm ăn áo mặc; những stress mình gặp trong cuộc sống không là gì cả so với cảnh thiếu thốn của các bé trên vùng núi cao", anh Tuấn chia sẻ thêm.

Đây cũng là chuyến đi Nam Trà My đầu tiên của chị Nguyễn Hà Thảo Ly (35 tuổi, làm kinh doanh tại TP.HCM). Sau khi cùng đoàn trao quà cho bà con, nấu ăn, phát tập vở cho các bé và ở lại một đêm, chị Ly hiểu hơn về cuộc sống thiếu thốn nhưng luôn lạc quan, đầy tiếng cười của bà con ở đây.

Những phần quà mang nặng yêu thương được trao cho bà con vùng cao.

Những phần quà mang nặng yêu thương được trao cho bà con vùng cao.

"Món quà mà chúng tôi nhận được sau mỗi chuyến đi chính là nụ cười của bà con. Đi để thấy cuộc sống của mình đã may mắn hơn nhiều người và học cách luôn yêu đời, giữ năng lượng tích cực", cô gái từ TP.HCM tâm sự.

MANG NIỀM VUI ĐẾN TRẺ THƠ

Chia sẻ với Thanh Niên, Nguyễn Đỗ Trúc Phương (ngụ Q.1), cô gái nổi tiếng trên mạng xã hội với công tác thiện nguyện, cho biết với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, chị và nhóm đã chuẩn bị 340 phần quà cho các hộ dân cùng 250 chiếc nón, cặp sách cho các em nhỏ. Mỗi phần quà gồm 10 kg gạo, 1 thùng mì, cá hộp, dầu ăn, nước mắm. Riêng tập vở, bút màu, tập tô màu… là của nhiều người mang tới nhà gửi Phương nhờ chuyển cho các bé.

Từng giúp nhiều hoàn cảnh, đến nhiều điểm vùng sâu vùng xa, nhưng lần này đến với Nam Trà My, cô gái 29 tuổi vẫn nghẹn lòng khi thấy các bé ăn ngấu nghiến những món ngon, cười tươi rói khi được nhận tập vở mới.

Phương xúc động kể: "Nhiều gia đình không có nhà vệ sinh, không có nước sạch để tắm. Trong đêm ở lại, em thấy có nhà tối om, nhưng có nhà các bé tụ tập lại với nhau cùng tô màu trên cuốn tập mới mà chỉ có đúng một bóng đèn. Bạn nào cũng hớn hở nói cười… Em ước mơ sẽ xây dựng hoặc sửa lại điểm trường để các bé có nơi học tập, làm hành trang vào đời. Chắc chắn em sẽ quay lại nơi này".

Bà Trần Thị Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN xã Trà Tập, cho hay đoàn của Trúc Phương và các bạn trẻ đã đến 2 nóc xa nhất của xã trong chuyến đi 2 ngày. Theo bà Hiệp, bữa ăn hằng ngày của các bé không ở lại điểm trường thường chỉ có cơm và rau trên núi. Khi đoàn từ thiện tới, các bé mới có được bữa ăn ngon có nui, tôm, xương, trứng… nên bé nào cũng thích.

"Từ xã lên đến 2 nóc khoảng 5 km, bà con chủ yếu làm nông, điều kiện sống không thuận lợi, di chuyển cũng khó khăn nhưng đoàn rất nhiệt tình. Các bé được ăn ngon, lại còn được nhận tập vở, đồ dùng học tập mới nên rất vui", Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN xã Trà Tập nói.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng phải chọn bác sĩ, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp một cách thận trọng, tỉnh táo. Đã có nhiều sự cố y khoa từ những ca phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở hành nghề “chui”, dưới tay bác sĩ “chui” khiến người thì bỏ mạng, người thì tiền mất tật mang.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.