Lan tỏa nguồn năng lượng tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, câu chuyện một nữ bác sĩ (BS) vắt sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi đang điều trị bệnh Covid-19 đã làm nhiều người rất xúc động.
 

Hình ảnh nữ bác sĩ lấy sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi- ẢNH: NVCC
Hình ảnh nữ bác sĩ lấy sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi- ẢNH: NVCC


Nữ BS Phạm Thị Thanh Thúy (30 tuổi), làm việc tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Trưng Vương (TP.HCM) chính là người đã vắt sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi nhiễm Covid-19 khi bệnh nhi này đang được điều trị cùng anh trai 2 tuổi và cha. Mẹ của bệnh nhi vì bệnh trở nặng, đang được điều trị Covid-19 tại một BV khác, nên bé phải tạm xa dòng sữa mẹ.


Từ ngày BV Trưng Vương chuyển công năng thành nơi tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân Covid-19, BS Thúy đã phải ở lại BV 1 tháng. Tạm xa con trai hơn 10 tháng tuổi còn chưa cai sữa, những ngày ở lại BV, sữa nhiều làm căng tức ngực, chị đành phải vắt sữa của mình bỏ đi. Khi nhìn bệnh nhi gần bằng tháng tuổi con trai mình khóc đòi sữa mẹ, cũng là một người mẹ, BS Thúy không khỏi xót xa, chạnh lòng. Chị đã vắt sữa của mình rồi để dành mang sang cho bé. Còn người cha của bé, do bệnh diễn tiến nặng phải thở ô xy nên không thể chăm sóc được hai con; các BS tại đây vừa nỗ lực điều trị cho người cha, vừa thay phiên nhau để thay tã, tắm rửa cho 2 bé.

Phía sau những nỗ lực, kiên cường, dành hết tấm lòng cho bệnh nhân, các BS không chỉ mang trên vai nhiệm vụ chống dịch, họ còn có gia đình và cũng là những người cha, người mẹ. Như BS Thúy, chị còn thấy ở bệnh nhi 7 tháng tuổi hình ảnh của con mình, hình ảnh đứa bé “chưa dứt được sữa mẹ, đã phải tạm xa mẹ”.

Trong những ngày này, TP.HCM dồn dập các ca nhiễm Covid-19 khiến nhiều người không khỏi bi quan. Câu chuyện BS Thúy vắt sữa mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi như lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, giúp phần nào xóa đi những ưu phiền, bĩ cực trong cơn đại dịch. Đó không chỉ là sự đồng cảm về tình mẫu tử, mà còn là sự san sẻ giữa đội ngũ y BS đối với bệnh nhân Covid-19 như câu “lương y như từ mẫu”.

Theo Song Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...