Làn sóng đầu tư bất động sản dịch chuyển ra vùng ven

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh bất động sản khu vực trung tâm dần trở nên bão hòa, theo các chuyên gia, làn sóng đầu tư bất động sản có xu hướng dịch chuyển sang những vùng đất mới tiềm năng.

Làn sóng đầu tư bất động sản có xu hướng dịch chuyển mới. Ảnh Cao Nguyên.
Làn sóng đầu tư bất động sản có xu hướng dịch chuyển mới. Ảnh: Cao Nguyên
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhìn nhận, trước áp lực về môi trường, công việc và cuộc sống, xu hướng du lịch, nghỉ dưỡng gắn với thiên nhiên, gắn với chăm sóc sức khỏe đang được người dân Thủ đô lựa chọn nhiều nhất.
Với lợi thế cận kề trung tâm Hà Nội và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ấn tượng, các huyện vùng ven như Ba Vì, Sơn Tây hay một số huyện của Hòa Bình đang có cơ hội bứt phá trở thành vùng trũng của bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc, chắc chắn những doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược không thể bỏ qua.
“Các nhà đầu tư không bao giờ ngồi yên, đặc biệt là với những thị trường bất động sản còn nhiều tiềm năng như Hòa Bình. Đó là lý do mà dù dịch bệnh COVID-19 tác động mạnh nhưng năm 2021, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Hòa Bình vẫn trở thành điểm sáng trên thị trường.
Đặc biệt, dịch COVID-19 đã thổi bùng nhu cầu nghỉ dưỡng ngoại ô với dòng sản phẩm second-home, nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe”, ông Đính nói và cho biết thêm các vùng ven Hà Nội và Hòa Bình hội tụ đầy đủ các lợi thế để đón đầu xu hướng này.
Kiến trúc sư - TS Trần Minh Tùng cho rằng, Hoà Bình có thế mạnh hồ lớn rộng thì hoàn toàn có thể thực hiện các dự án sinh thái nghỉ dưỡng mà khó có địa phương nào có thế mạnh đó. Khai thác địa điểm tiềm năng và nơi chốn đem đến sự khác nhau giữa các địa phương, đem đến màu sắc riêng cho mỗi dự án. Từ đó có thể phân biệt được Hòa Bình với Bắc Giang, Thái Nguyên... hay các địa phương khác.
Trong khi đó, dưới góc độ nhà quản lý, ông Đoàn Tiến Lập - Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và Phát triển đô thị (Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình) cho hay, Hoà Bình là địa phương tuy nhỏ nhưng phát triển rất mạnh so với vùng xung quanh và rất bài bản về thủ tục, tạo mọi thuận lợi kêu gọi nhà đầu tư đến với Hòa Bình.
Theo ông Lập, địa phương vẫn theo đến cùng với kế hoạch đầu tư, xây dựng, ban hành các quyết định nội dung lựa chọn nhà đầu tư theo tiêu chí về kinh nghiệm và tài chính.
“Hiện nay, về các thủ tục pháp lý, tỉnh Hòa Bình chúng tôi rất nhanh chóng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi vẫn còn những vướng mắc liên quan đến chính sách. Chúng tôi cũng đang cố gắng khắc phục để hành lang pháp lý chặt chẽ và đầy đủ”, ông Lập nêu.
CAO NGUYÊN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất