“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng. Chị khiến tôi tin hơn vào hoạt động này, rằng khi người ta muốn sống có ý nghĩa, muốn làm điều tốt cho cuộc đời, cho con người, có thể đến với các hoạt động từ thiện. Nhưng, phải là từ thiện chân chính, đúng với ý nghĩa cao quý của hoạt động này.
Bà Ksor H’Nhan tặng quà cho người nghèo ở Bàu Cạn (Chư Prông). Ảnh: Hoàng Ngọc

 Ksor H’Nhan tặng quà cho người nghèo ở Chư Prông. Ảnh: Hoàng Ngọc

Một đồng nghiệp của tôi có thời gian được phân công theo dõi các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, có lần nói với tôi rằng: “Đi theo chị H’Nhan không nổi bạn ạ! Hình như chị ấy không biết mệt”. Ấy là anh nói đến những chuyến đi không nghỉ của chị. Từ cứu trợ khẩn cấp những gia đình không may bị thiên tai; trợ giúp nhân đạo; trợ giúp y tế như chăm sóc sức khỏe bà mẹ- trẻ em, phòng- chống các bệnh truyền nhiễm, đến khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người nghèo; bảo trợ nạn nhân chất độc da cam; bảo trợ các làng phong… không đâu vắng mặt chị.

Ngay từ khi công tác tại Khoa Nhi- Bệnh viện Đa khoa tỉnh (1984), Ksor H’Nhan đã được mọi người biết đến bởi các hoạt động nhân đạo trong bệnh viện. Không có điều kiện tham gia hoạt động từ thiện bên ngoài, chị vận động ngay những người sống quanh mình, các đồng nghiệp trong bệnh viện: Quyên góp, giúp đỡ bệnh nhân nghèo; vận động y tá, cán bộ trong Khoa cho máu những bệnh nhân nguy cấp. Chị bộc bạch: “Đồng nghiệp, bạn bè đều rất ủng hộ tôi. Điều đó khiến tôi tin hơn vào những điều mình làm”.
Nghe chị trải lòng mới thấy, những số phận gặp bất hạnh đều khiến chị trăn trở: “Từ khi còn đi học và thực tập y khoa ở các buôn- làng, tôi đã chứng kiến nhiều gia đình có con chết vì đau, nhiều đứa trẻ suy dinh dưỡng không còn chút sức sống.
Những hình ảnh ấy ám ảnh tôi mãi. Từ lúc ấy, dù làm gì, ở đâu tôi đều nghĩ đến họ. Sau 16 năm công tác ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh và thêm 4 năm chuyển về Sở Y tế, tháng 9-2004, tôi về Hội Chữ thập đỏ. Từ lúc ấy, tôi thực sự thỏa nguyện”.
Đi nhiều, thấy nhiều, điều chị trăn trở nhất chính là những gia đình khó khăn trong các làng phong, những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, những số phận không may nhiễm chất độc da cam của Mỹ.
Theo chị, để giúp những người này, vật chất không phải là tất cả. Cần có sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội. Cần để họ thấy rằng, chúng ta đến với họ bằng tấm lòng, bằng tình cảm con người để họ xóa đi mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng.
Những năm gần đây, phần lớn thời gian chị dành cho hoạt động hiến máu nhân đạo. Trung bình mỗi năm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh thu nhận gần 2.000 đơn vị máu. Đây là lượng máu không nhỏ giúp cứu sống nhiều bệnh nhân. Chị còn tích cực vận động trong các dự án xây dựng làng phong, xây dựng trường, trạm y tế, đường giao thông… giúp cho cuộc sống của người bệnh phong có sự khởi sắc và thay đổi đáng kể; các dự án cho nông dân nghèo nuôi bò để thoát nghèo bền vững; làm một số công trình nước sạch ở Chư Sê và Đức Cơ; các chương trình phẫu thuật phục hồi chức năng, hỗ trợ phương tiện cho người khuyết tật… Tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực từ thiện, chị đã trở thành cầu nối để các cá nhân, tổ chức ở  khắp nơi đến với đồng bào nghèo Gia Lai như Báo Sài Gòn Giải Phóng, phật tử quận 5, quận 10, quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh), nghệ sĩ Út Bạch Lan…
Ở tuổi 50, dù làm gì, trong hoàn cảnh khó khăn thế nào chị đều rất lạc quan. Ksor H’Nhan luôn khiến mọi người phải cười trong những chuyến công tác xa vất vả. Có lẽ, hoạt động từ thiện đã cho chị những niềm vui sống mà không gì có thể mua được.
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.
Thăm nhà của Đại tướng…

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
Hạnh phúc của già Đinh Yem

Hạnh phúc của già Đinh Yem

Chúng tôi về làng Đak Giang 2, xã Đông, huyện Kbang để tìm hiểu thực hư câu chuyện già Đinh Yem hiến đất của mình cho 6 đôi trai gái nghèo trong làng cưới nhau làm nhà ở. Những người trong cuộc thì cho rằng “già Yem như ông bụt trong câu chuyện cổ tích thời hiện đại”, người khác lại cho rằng “ông đúng là bị… hâm, bởi thời buổi tấc đất, tấc vàng lại đem cho không người ta”...
Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh - Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.
Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Trong những câu chuyện không đầu không cuối đó, một cán bô huyện chợt kể về một cán bộ phụ nữ xã có tên là H’Noanh...Cảnh đời éo le của chị làm xúc động mọi người. Đoàn quyết định sáng ra sẽ quay lại làng Bạc tìm H’Noanh bằng được…