“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Cũng chính vì quan niệm như thế nên nhiều năm nay bà Liễu đã mở rộng vòng tay nhân ái, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn tại địa phương. Nhiều người ở đây thường kể chuyện về bà, không chỉ là việc làm tình nghĩa mà còn là cách sống, cách nuôi dạy con cháu nên người.
Bà Lâm Thị Liễu (thứ ba từ phải sang) tặng nhà cho gia đình bà Nguyễn Thị Tới ở phường An Phước (thị xã An Khê). Ảnh: N.M
Bà Lâm Thị Liễu (thứ tư từ phải sang) tặng nhà cho gia đình bà Nguyễn Thị Tới ở phường An Phước (thị xã An Khê). Ảnh: N.M
Công việc kinh doanh luôn bận rộn nhưng bà Liễu vẫn tranh thủ tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Với cương vị Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp thị xã An Khê, bà cùng chị em trong câu lạc bộ tổ chức quyên góp, hỗ trợ giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn. Mặc dù đã ở cái tuổi lục tuần, nhưng mỗi lần nghe thông tin ở đâu có người hoạn nạn cần được chia sẻ là bà có mặt. Câu lạc bộ nơi bà làm Chủ nhiệm đã có 46 thành viên, số tiền quỹ góp được trên 100 triệu đồng đó giúp nhiều chị em mượn vốn quay vòng làm ăn, vượt qua khó khăn. Khi kinh tế của từng thành viên trong câu lạc bộ đã khá lên thì bà và các thành viên cũng thường xuyên tham gia các hoạt động của địa phương, đóng góp, giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn. Câu lạc bộ đã ủng hộ Quỹ Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin của tỉnh 10 triệu đồng, giúp đỡ hàng chục gia đình gặp khó khăn tại thị xã.
Hàng năm, bà Liễu dành cả 100 triệu đồng để làm từ thiện. Bà Nguyễn Thị Tới ở phường An Phước (thị xã An Khê) vẫn không thể nào quên được tấm chân tình mà bà Liễu dành cho. Đứng trong căn nhà mới được vợ chồng bà Lâm Thị Liễu tặng, bà Tới cảm động kể: “Nhà tôi nghèo lắm. Tôi không dám mơ mình có một căn nhà khang trang để ở như thế này. Vợ chồng bà Liễu xây tặng tôi căn nhà cùng sự giúp đỡ của chính quyền và bà con chòm xóm, tôi vô cùng biết ơn”.
Không chỉ kinh doanh giỏi và làm từ thiện, gia đình bà Liễu luôn sống hòa thuận, nền nếp. Kinh tế gia đình khá giả nhưng không phải vì thế mà các con bà dựa vào đó để lười lao động. Bà Liễu tâm sự: Dạy cho con biết tự lập, biết yêu thương và san sẻ khó khăn cùng người khác là cái tâm của người làm kinh doanh. Cũng chính vì thế mà các con của bà đều là những người làm kinh doanh giỏi ở An Khê.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
Mong muốn được cống hiến

Mong muốn được cống hiến

Bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Vật lý ở tuổi 36, anh Nguyễn Văn Long-giảng viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh đã trở thành Tiến sĩ Vật lý đầu tiên, tiến sĩ trẻ nhất ở tỉnh ta.
“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng...
Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh - Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.
Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Trong những câu chuyện không đầu không cuối đó, một cán bô huyện chợt kể về một cán bộ phụ nữ xã có tên là H’Noanh...Cảnh đời éo le của chị làm xúc động mọi người. Đoàn quyết định sáng ra sẽ quay lại làng Bạc tìm H’Noanh bằng được…