Kim Vân Kiều truyện: Hồ Tôn Hiến đã tiêu diệt Từ Hải như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vương Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến… là những cái tên đã rất đỗi quen thuộc với người dân Việt qua tác phẩm "Truyện Kiều" bất hủ của Nguyễn Du. Và gần như ai cũng biết "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là bản thăng hoa tuyệt vời, được cho là dựa theo cốt "Kim Vân Kiều truyện" với nhiều nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Vậy những nhân vật này đã từng xuất hiện qua chính sử như thế nào?

Từ Hải - Từ hòa thượng trở thành trùm hải tặc

Vào những năm Gia Tĩnh triều Minh Thế Tông Chu Hậu Thông (1521-1567), nạn "Oa khấu" trở thành mối nguy hại lớn nhất của triều đình. Oa khấu (hay Nụy khấu) lúc đầu là để chỉ những đội cướp biển võ trang do người Nhật cầm đầu.

Đây là những tướng lĩnh, võ sĩ thất trận trong chiến loạn của Nhật Bản thời kỳ Nam Bắc triều lưu vong câu kết cùng tàn quân của Trương Sĩ Thành, Phương Quốc Trân bị Chu Nguyên Chương đánh bại tụ tập thành băng đảng chiếm cứ và cướp bóc vùng duyên hải đông nam Trung Quốc. Năm 1523 xảy ra "sự kiện tranh cống" với sứ thần Nhật Bản, triều Minh ra lệnh cấm thông thương trên biển thì nạn cướp biển càng trở nên khốc liệt.
 

Thủy chiến giữa quân nhà Minh với Oa khấu.
Thủy chiến giữa quân nhà Minh với Oa khấu.


Lực lượng này tấn công cả thủy quân nhà Minh, có lúc đánh đến Trịnh Châu, Lạc Dương.  Theo "Minh sử" thì triều đình lúc bấy giờ "lâu ngày yên ổn đã quen, quân không luyện tập, thuyền không tu sửa, gặp thuyền giặc đến là tan vỡ". Trong "Gia Tĩnh đông nam bình Oa lục" và "Minh sử ký sự bản mạt" có chép nhiều trận giao chiến với hải khấu và quân triều đình đa phần bại trận.

Vùng duyên hải các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Triết Giang hình thành lớp thương nhân dựa vào bảo hộ của bọn cướp biển để chuyên chở hàng cấm đi các nơi, sang tận Cao Ly (Triều Tiên), Xiêm La (Thái Lan), Nga,  các nước Tây dương… thu lợi rất lớn, rất có thế lực, gọi là "Thương bang". Vì nhiều lý do, một số thương nhân dần dần tham gia vào tổ chức cướp biển và trở thành thủ lĩnh.

Theo "Minh sử" thì Từ Hải (?-1556) là một thủ lĩnh hải khấu "đội trời đạp đất" lừng danh nhất thời Gia Tĩnh. Theo một số tư liệu thì Hải là người huyện Hấp, Huy Châu (An Huy), vốn là hòa thượng chùa Hổ Bào ở Hàng Châu, pháp danh Phổ Tịnh, còn gọi là Minh Sơn hòa thượng. Sau được người chú là Từ Duy Học (Từ Bích Khê) rủ bỏ chùa đi buôn bán làm ăn trên biển. Khởi đầu Từ Duy Học đưa Từ Hải gia nhập tập đoàn thương nhân vũ trang trên biển do Vương Trực (Uông Trực) cầm đầu.

Vương Trực (?-1559) cũng là người huyện Hấp, là người hào hiệp, gan dạ, từ năm 1540 đã tạo thuyền lớn ở Quảng Đông, buôn bán hàng cấm như tiêu thạch (làm thuốc súng), tơ lụa… với nhiều nước, mau chóng phát tài, lại liên kết với các thủ lĩnh hải tặc người Nhật như Thứ Lang, Tứ Trợ Tứ Lang chiếm cứ vùng đảo Bình Hộ, Cửu Châu (nay là huyện Nagasaki, Kyushu, phía tây Nhật Bản) làm căn cứ địa.

Vương Trực đương thời tung hoành vùng biển Đông Á, đóng thuyền chiến có thể chứa 2.000 người, ngựa chạy ở trên, được giang hồ hải khấu tôn xưng là Ngũ Phong thuyền chủ. Năm Gia Tĩnh thứ 31 (1552) Vương Trực thôn tính lực lượng hải tặc ở Triết Giang của Trần Tư Phấn, tự xưng là Huy Vương, đặt quốc hiệu là Tống, cai quản 36 đảo. Theo Minh sử thì bấy giờ "các nhóm hải tặc không chịu chế tài của Vương Trực đều không thể tồn tại".

Từ Duy Học, Diệp Tông Mãn vốn là bạn thân của Vương Trực, cùng nhau làm ăn, về sau Học tách ra. Từ Hải dần dần phát huy bản lĩnh của mình. Với khả năng tổ chức và tác chiến thiên bẩm, Từ Hải trở thành một đầu lĩnh, vươn ra thâu tóm các nhóm hải tặc xung quanh, thế lực dần lớn mạnh với hơn vạn quân, tung hoành cướp phá một dải vùng biển Triết Giang, tự xưng là Thiên Sai Bình Hải đại tướng quân, chiếm vùng Sạ Phố, Chá Lâm làm căn cứ địa.

Hồ Tôn Hiến là ai?

Hồ Tôn Hiến (1511-1565) là dòng dõi Hồ Viêm, người Tích Khê, Huy Châu, đồng hương với Từ Hải, Vương Trực; tự là Nhữ Trinh, hiệu Mai Lâm, ngoại hiệu Lâm Long Xuyên Nhân. Năm Gia Tĩnh thứ 17 (1538) đậu tiến sĩ, được học chính vụ ở Hình bộ rồi làm tri huyện Ích Đô tỉnh Sơn Đông. Thời gian này, đời sống dân chúng khổ sở vì nạn sưu thuế, cướp bóc, đến nỗi trong dân gian có câu "Gia Tĩnh, Gia Tĩnh; gia gia giai tận".
 

Họa đồ trong
Họa đồ trong "Trù hải đồ biên" của Hồ Tôn Hiến.


Theo "Minh danh thần ngôn hành lục" (Ghi chép lời nói, việc làm của các đại thần triều minh), Tôn Hiến đã thể hiện tài năng của mình qua việc dẹp loạn đảng giặc "Thảo Thượng Phi", diệt nạn ốc sên phá hoại… tiếng tăm nổi dậy. Từ năm 1542, do mẹ và cha nối nhau qua đời nên Hồ Tôn Hiến về quê cư tang suốt 5 năm, thời gian này ông tập trung nghiền ngẫm các kinh điển "Võ kinh thất thư", "Đại học diễn nghĩa", tạo cơ sở vững chắc để về sau làm tướng điều binh đánh trận.

Hồ Tôn Hiến nghiền ngẫm binh thư, khảo sát thực địa, tổng kết kinh nghiệm và viết thành "Trù hải đồ biên" gồm 13 cuốn trình bày các chiến thuật, chiến lược chống hải khấu, vẽ đồ hình các thành quách, phủ huyện vùng duyên hải cùng các loại thuyền chiến, khí giới trên biển. Hồ Tôn Hiến xem "Trù hải đồ biên" là cẩm nang phòng chống Oa khấu của binh gia, "như lương y lập phương thuốc chữa bệnh vậy".

Sau khi mãn tang, Hồ Tôn Hiến tiếp tục tham chính, làm tri huyện Dư Diêu, rồi được thăng Ngự sử án sát Tuyên Phủ, Đại Đồng; Tuần án đạo Hồ Quảng, có công bình định cuộc nổi dậy của người Miêu. Hồ Tôn Hiến chú trọng việc huấn luyện sĩ tốt, quân kỷ nghiêm khắc. Tháng 4-1554, Hồ Tôn Hiến được triều đình tin tưởng bổ nhiệm làm Tuần án giám sát ngự sử Triết Giang - nơi mà hải khấu Từ Hải, Vương Trực đang hoành hành. Biết đây là việc trọng đại, trách nhiệm nặng nề, trước khi ra nhậm chức, Hồ Tôn Hiến thề rằng: "Ta ra đi lần này, không bắt được bọn Vương Trực, Từ Hải, bình định vùng Đông Nam, thề không về Kinh".

Lúc này, tại Triết Giang, quan Tổng đốc là Trương Kinh, Tuần phủ Lý Thiên Sủng là những người giỏi, có công đánh hải khấu nhưng không được lòng quan Thị lang Triệu Văn Hoa do vua cử đến làm giám sát quân vụ cả vùng Giang Nam. Triệu Văn Hoa dựa thế con nuôi của Thủ phụ Nghiêm Tung - người có quyền thế chẳng kém vua Gia Tĩnh, nên làm nhiều điều xằng bậy.
 

Họa tượng Hồ Tôn Hiến.
Họa tượng Hồ Tôn Hiến.


Trương Kinh và Lý Thiên Sủng tỏ rõ thái độ không ưa, chỉ có Hồ Tôn Hiến hùa theo lấy lòng, cung phụng nên được Triệu Văn Hoa rất vừa ý, hết sức nâng đỡ. Khi giặc cướp đánh vào Gia Hưng, Trương Kinh phá giặc tại Vương Giang Kính, Tôn Hiến có tham gia vào nhưng Văn Hoa hoàn toàn che công của Kinh và quy công cho Tôn Hiến. Sau đó tìm cách vu hãm Lý Thiên Sủng, đưa Tôn Hiến lên Hữu thiêm Ðô Ngự sử thay thế làm Tuần phủ Chiết Giang.

Triệu Văn Hoa về kinh lại bài xích Trương Kinh rồi cách chức, tiến cử Hồ Tôn Hiến lên Binh bộ Tả thị lang kiêm Đô sát viện Tả thiêm đô ngự sử để làm Tổng đốc thay thế họ Trương. Được sự che chở của Nghiêm Tung và Triệu Văn Hoa, Hồ Tôn Hiến được giữ chức Tổng đốc Triết Giang, Nam Trực Lệ và Phúc Kiến, có quyền điều động binh mã ở khắp 7 tỉnh Giang Nam, Giang Bắc, quyền hành rất lớn so với các tổng đốc khác.

Nếm mùi bại trận

Khởi đầu, Hồ Tôn Hiến đã nếm sự lợi hại của Từ Hải.

Khi Từ Hải kéo quân Sạ Phố tấn công  xuống Hàng Châu, Tô Châu, Hồ Châu, uy hiếp Kim Lăng, Hồ Tôn Hiến phái Tham tướng Tôn Lễ dẫn quân Hà Sóc giao chiến với Hải tại Tam Lý Kiều, Sùng Ðức. Mới đầu, Tôn Lễ đánh bại thủy khấu rất dễ, thắng liên tiếp cả ba trận nên cho rằng thủy quân Từ Hải chẳng qua chỉ có hư danh. Nhưng giữa lúc Tôn Lễ chuẩn bị báo tin thắng trận lần thứ tư thì quân Từ Hải bất ngờ phản công mãnh liệt.
 

Di tích Thượng Thư phủ của Hồ Tôn Hiến, đã có trên 500 năm ở Long Châu, Tích Khê, An Huy.
Di tích Thượng Thư phủ của Hồ Tôn Hiến, đã có trên 500 năm ở Long Châu, Tích Khê, An Huy.


Quân triều đình bị hết thuốc súng, Tôn Lễ và tỳ tướng Hoắc Quán Đạo bị giết tại trận, quân Từ Hải thừa thắng tấn công, vây khốn đề đốc Nguyễn Ngạc tại Đồng Hương, còn chia quân tiến đánh Sùng Đức.

Theo "Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt" thì  "Lúc bấy giờ Hồ Tổng đốc mang quân tới Sùng Ðức, nghe tin chảy nước mắt than rằng: "Quân Hà Sóc đã bại trận, phía đông nam không thể chống đỡ được, giặc đã vây hãm Ðồng Hương, lại chia quân đến Sùng Ðức gây khốn ta; hai chúng ta (chỉ Hồ Tôn Hiến và Nguyễn Ngạc) chẳng khác gì ôm đá tự trầm mình, việc quốc gia biết làm sao đây". Hồ Tôn Hiến phải lui về giữ Hàng Châu.

Nhưng Tôn Hiến không phải tay vừa, nhanh chóng củng cố lực lượng phòng giữ những nơi hiểm yếu. Dưới trướng Hồ tổng đốc lúc bấy giờ quy tụ những nhân vật danh tiếng: về võ có các tướng Du Đại Du, Thích Kế Quang tinh trận mạc, giỏi luyện binh; về văn có Từ Vị, Mao Khôn, Văn Chính Minh nhiều mưu lạ, thông văn từ.

Đầu năm 1555, quân Từ Hải, Diệp Ma tấn công vùng Ôn Châu, Đài Châu ở Triết Đông, Hồ Tôn Hiến lập tức kéo quân về Gia Hưng, lập mưu bỏ thuốc độc vào hơn trăm vò rượu, 50 bao gạo, chọn lính gan dạ giả vờ con buôn chở ngang qua doanh trại địch. Hải tặc tranh nhau cướp vào ăn uống, kết quả là chết đến 7,8 trăm tên. Hồ Tôn Hiến là mật lệnh cho các quán ăn uống xung quanh thành bỏ thuốc độc vào thực phẩm, dân chúng thì hạ độc nguồn nước giếng, gạo mắm khiến cho hải khấu đói không dám ăn, khát không dám uống, không thể chiếm đóng lâu.

Tháng 11-1555, hải khấu từ Phúc Châu, Phúc Kiến vượt Bình Dương vào đến Ninh Ba, Phụng Hóa, Tiền Đường, giết chết các tướng Lưu Long, Lưu Cương, Trương Trừng. Hồ Tôn Hiến bình tĩnh suy xét thế giặc, thân dẫn quân phối hợp cùng các phó tướng Hứa Đông Vọng, Dung Mỹ lập trận địa mai phục tại Tây Sơn Lĩnh, giết 520 tên.

Hồ Tôn Hiến thấy rằng triều đình dùng cả 10 vạn quân, đánh hơn 10 năm mà không dẹp nổi Oa khấu, nếu cứ giữ thế đối công giằng co thì bất lợi, nên đưa ra sách lược vừa đánh vừa đàm, lấy giặc chế giặc, vừa chiêu dụ vừa tiêu diệt.
 

(Còn nữa)

Theo cand

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
Mong muốn được cống hiến

Mong muốn được cống hiến

Bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Vật lý ở tuổi 36, anh Nguyễn Văn Long-giảng viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh đã trở thành Tiến sĩ Vật lý đầu tiên, tiến sĩ trẻ nhất ở tỉnh ta.
“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng...
Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh - Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.
Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Trong những câu chuyện không đầu không cuối đó, một cán bô huyện chợt kể về một cán bộ phụ nữ xã có tên là H’Noanh...Cảnh đời éo le của chị làm xúc động mọi người. Đoàn quyết định sáng ra sẽ quay lại làng Bạc tìm H’Noanh bằng được…