Bay cùng anh Nguyễn Thành Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm ngày 8-4, ngày mà cách đây 34 năm: 8-4-1975, Anh hùng lực lượng vũ trang, phi công Nguyễn Thành Trung đã ném một loạt bom xuống dinh Độc Lập- cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn- từ trên chiếc máy bay quân sự tân tiến, hiện đại của quân đội Mỹ lúc bấy giờ- F5E, tôi may mắn được ngồi cùng anh, ở một nơi cũng có thể coi là đặc biệt: đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất nằm về tận cùng phía Tây- Nam Tổ quốc mang trên mình nhiều gian truân mà vô cùng anh dũng.
Trong câu chuyện về những kỷ niệm của thời khắc lịch sử có một không hai ấy Nguyễn Thành Trung có vẻ dè dặt, anh chậm rãi nói: Lịch sử đã qua, nay để tự nó khẳng định ý nghĩa của thời khắc ấy. Mình đã già rồi, chẳng nên nói nhiều về nó nữa, hằng năm cứ tới những ngày tháng Tư, các nhà báo hay tìm hỏi mình, mình cũng tìm cách... tránh.
Dù Nguyễn Thành Trung rào đón như thế nhưng trong những câu chuyện quanh bàn tiệc nhỏ mà chúng tôi gọi là liên hoan chiêu đãi cho anh nhân ngày 8-4 “của anh”, từ các vị nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Gia Lai đến các bạn trẻ tùy tùng của đoàn đi khá đặc biệt lần này đến Phú Quốc vẫn cứ luôn làm phiền đến anh...
Nguyễn Thành Trung (bên trái) đang lái chiếc máy bay riêng của ông Đoàn Nguyên Đức.
Nguyễn Thành Trung (trái) đang lái máy bay riêng của ông Đoàn Nguyên Đức. Ảnh B.H
Tôi hỏi vui: “Khi làm hồ sơ để đề nghị Nhà nước xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, anh đã nói hết những gì có thể nói chưa?”. Những câu chuyện mà anh kể, tôi nghĩ nó là lần đầu tiên anh “bật mí”, bởi trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh sự kiện anh ném bom xuống dinh Độc Lập hồi 8 giờ ngày 8-4-1975 mà tôi nghe, đọc, xem... chưa thấy bao giờ; vì vậy khi trả lời câu hỏi của tôi, anh bảo có những chuyện không nên nói cho nhiều người biết, bởi có những lý do rất riêng. Vì thế, tôi chỉ dám nói ra đây những điều có thể, ví như để quyết định cướp máy bay Mỹ ném bom dinh Độc Lập vào đúng cái thời điểm chỉ tích tắc ấy, hoặc tiến hoặc lùi (theo nghĩa bóng của các từ này), bỗng dưng những ký ức tuổi thơ anh ùa về đầy ắp...
Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, mà má anh một ngày nọ đưa anh đến chính quyền trình báo và làm lại khai sinh cho anh với cái tên lạ hoắc: Nguyễn Thành Trung thay cái tên Đinh Khắc Chung mà ba má đã đặt cho hồi còn bé tí, để rồi sau đó “anh không phải là anh nữa”. Cuộc đời tiếp theo của anh bắt đầu từ lối rẽ ấy. Hỏi hồi bé anh có biết ba mình là cộng sản? Trả lời: Biết chứ. Và một ngày từ trong lớp học ở cái thành phố ven sông Tiền- Mỹ Tho, anh nhận tin dữ: Ba anh đã bị giặc bắt, giết, ném xác xuống sông. Một lời nguyền thốt ra từ cậu bé: Lớn lên phải trả thù cho ba! Cái tích tắc để dẫn tới một quyết định táo bạo hôm sáng ngày 8-4-1975 tại sân bay Biên Hòa ấy hình ảnh ba anh bị giặc giết và thả trôi sông với lời nguyền “trả thù” năm nào đã cho anh sức mạnh và lòng quyết tâm mà theo anh là “50/50” tức giữa cái chết và sự sống chia đều bởi không ai biết nghề phi công mà nghĩ tới điều anh làm, từ việc làm sao cướp được máy bay, rồi ném bom xong thì hạ cánh tại một sân bay mà đường băng lát bằng gi sắt và chỉ dành cho máy bay hạng nhỏ, tốc độ thấp hạ cánh mà anh có thể hạ cánh từ chiếc F5E bay với tốc độ hàng ngàn cây số giờ với yêu cầu đường băng không dưới 2,4 km?
Và cuối cùng lời nguyền đã được thực hiện, mọi sự diễn ra sau đó, trong chúng ta chắc chẳng ai còn lạ nữa, kể cả Nguyễn Thành Trung dẫn một phi đội máy bay A37 mà anh vừa huấn luyện bay từ sân bay Phan Rang (ta vừa giải phóng), vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất đêm 28-4-1975 và phi đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mà sau này những người bạn Mỹ của anh đánh giá cao trận đánh hôm đó, nó có tính quyết định về mặt chiến thuật, chiến lược của Mỹ với Ngụy quyền Sài Gòn vào thời điểm đó.
Một góc TP.HCM nhìn qua cửa sổ máy bay.
                             Một góc TP.HCM nhìn qua cửa sổ máy bay. Ảnh B.H
một góc TP.Pleiku, nhìn từ trên máy bay.
                               Một góc TP.Pleiku, nhìn từ trên máy bay. Ảnh B.H

Năm nay 62 tuổi, Nguyễn Thành Trung đã “thôi bay” ở Việt Nam Airlines hai năm rồi, thế mà dường như anh còn bận rộn với công việc ấy lắm, đồng nghiệp vẫn gọi hỏi anh chuyện này, chuyện kia có liên quan đến công việc “bầu trời” và tham khảo ý kiến anh về không những chỉ có công việc “bay”... Thôi bay thì nhớ bầu trời, anh bảo thế, cho nên khi quyết định về “bay” cho máy bay riêng ông Đoàn Nguyên Đức- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là một quyết định vui; mà đúng vậy, tháp tùng cùng với các vị nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Gia Lai “bay” với anh một tuần trên bầu trời phía Nam Tổ quốc bằng máy bay riêng của bầu Đức, tôi chẳng thấy khi nào là anh không vui; với cái tuổi như anh nhiều người đã lui về “hậu trường” từ lâu cho dù công việc so với công việc Nguyễn Thành Trung đang làm thì không thấm thía gì. Ngẫm lại cũng hay hay, ở Việt Nam ta có một ông chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên mua máy bay để đi làm việc, mới đầu nghe cũng lạ tai, và những thủ tục để máy bay được ... bay cũng là những vấn đề không đơn giản, thế rồi mọi sự cũng qua đi, bây giờ thì nó gần như việc bình thường rồi.

Chuyện nghe cũng lạ nữa là, cái máy bay của ông chủ doanh nghiệp nọ lại do chính Anh hùng lực lượng vũ trang, phi công được đào tạo bài bản ở Mỹ- Người ném bom dinh Độc Lập mà trong cái Dinh đó lại là những học trò của Mỹ cầm giữ chính quyền do Mỹ lập ra đang trong cơn hấp hối, tuyệt vọng vì một bên là ào ạt tấn công bởi quân giải phóng miền Nam, và một bên là ông thầy Mỹ làm ngơ tất cả, dẫu cho những lời cầu cứu của tập đoàn Thiệu- Kỳ đã đi đến điểm cuối- giờ anh Nguyễn Thành Trung là người cầm lái cho chiếc máy bay của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức. Anh Trung nói vui, khi chúng tôi hỏi về cái sự học giỏi đứng hàng thứ nhì trên tổng số khóa học là 500 người, từng lái những chiếc máy bay quân sự hiện đại của Mỹ, Nga, sau đó là lái những chiếc máy bay dân dụng cũng hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay như Boeing 747, 777, giờ lại lái cái máy bay mi ni này... “Miễn là được gần gũi với bầu trời thôi mà, và hơn nữa ông bầu Đức chỉ nói “nhờ” tôi chứ có thuê tôi lái đâu”.

Anh Nguyễn Thành Trung (bên trai) và ông Ngô Thành nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai.
Anh Nguyễn Thành Trung (bên trai) và ông Ngô Thành nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai.

Đi với anh mấy ngày mới thấy cái sự “nhớ bầu trời” của anh đến mức nào- Tất nhiên “sự nhớ” bây giờ không như cái “nhớ” mà có những lúc tưởng như anh không vượt qua được. Cái gì nâng anh lên, cổ vũ động viên anh vượt qua những lúc gần như bế tắc đó? Con người cộng sản (anh vào Đảng CSVN trước khi sang Mỹ học- 1969) trong anh và tấm lòng người con xứ dừa Bến Tre với cách mạng đã vực anh dậy, nâng anh vươn lên, thế là cái gì đến nó sẽ đến theo quy luật riêng của nó- có người tâm sự về anh như thế. Anh vui, dù rất mệt khi các đồng nghiệp ở các sân bay lần đầu tiên diện kiến với anh đòi chụp ảnh chung, rồi lại hỏi những câu “cũ mèm” thế mà cứ bắt anh phải trả lời cho bằng được, và anh trả lời không ngơi nghỉ, cho dù những câu trả lời cũng... xưa như trái đất.

Ở đâu, kể cả ngoài đường phố, trong quán cóc, ở khách sạn... cứ có một ai đó “phát hiện” ra có một ông khách “quen quen”, rồi thập thò “tìm hiểu”, khi  “có thông tin” chính thống thì họ ùa ra xin chụp ảnh chung, xin trả lời cho câu hỏi và nhiều thứ lắm, tỉ như: Hân hạnh được gặp bác, chú, anh... Trong một bữa tiệc nhỏ ở nhà khách Tỉnh ủy Cà Mau, mấy bác nguyên là lãnh đạo của tỉnh khi biết trong bàn có anh hùng Nguyễn Thành Trung, nhiều người đã đứng dậy ôm chầm lấy hôn lên má, lên vai anh Trung với những cử chỉ vô cùng cảm động, thân thiện và nể trọng...

Mới đó mà đã 34 năm rồi kể từ ngày Nguyễn Thành Trung ném bom xuống dinh Độc Lập, đất nước đã trải qua bao thăng trầm, đổi thay và đi lên, đi với Nguyễn Thành Trung, bay trên bầu trời tự do, phía dưới là một dãi giang sơn thống nhất, tít tắp những cánh đồng phù sa trù phú chen với những làng mạc, phố phường yên bình đang ngày một chuyển động, đổi mới vươn lên theo hướng giàu hơn, công bằng, dân chủ, văn minh hơn... Để có được những thành tựu to lớn này, Nguyễn Thành Trung góp công, góp sức không nhỏ!
Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
Hạnh phúc của già Đinh Yem

Hạnh phúc của già Đinh Yem

Chúng tôi về làng Đak Giang 2, xã Đông, huyện Kbang để tìm hiểu thực hư câu chuyện già Đinh Yem hiến đất của mình cho 6 đôi trai gái nghèo trong làng cưới nhau làm nhà ở. Những người trong cuộc thì cho rằng “già Yem như ông bụt trong câu chuyện cổ tích thời hiện đại”, người khác lại cho rằng “ông đúng là bị… hâm, bởi thời buổi tấc đất, tấc vàng lại đem cho không người ta”...
“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng...
Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh - Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.
Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Trong những câu chuyện không đầu không cuối đó, một cán bô huyện chợt kể về một cán bộ phụ nữ xã có tên là H’Noanh...Cảnh đời éo le của chị làm xúc động mọi người. Đoàn quyết định sáng ra sẽ quay lại làng Bạc tìm H’Noanh bằng được…