Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh- Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…

Khởi nghiệp từ… 30 kg gạo!

Cái dáng dấp thanh niên còn ở tuổi ngoại tứ tuần khiến tôi không thể ngờ Nguyễn Đình Khánh phải trải qua những ngày cơ cực để lập nghiệp… Năm 1984 từ quê Đông Thủy (huyện Đông Hưng- Thái Bình) chàng trai 25 tuổi cùng gia đình đến Chư Gu. Rừng thiêng nước độc, đất đai khô cằn gói tròn trong một con số “không”. Cảm giác “mang con bỏ rừng” ngày càng đậm trong những người đi kinh tế mới. Thay vì động viên nhau khắc phục khó khăn, người ta đua nhau phá phách. Cứ ở đâu có gỗ quý là có “lâm tặc” kinh tế mới Chư Gu. Gỗ dần hết thì quay sang đãi vàng… Buồn thay càng phá phách thì càng thêm tai họa. Sốt rét theo chốn rừng thiêng nước độc về ám từng nhà. Kéo dài cuộc sống tạm bợ này là tự sát. Chỉ có một con đường: Vắt đất mà làm ra sự sống…
Nguyễn Đình Khánh (bên phải) và mô hình trồng lúa nước mùa khô của ông Nay Quanh ở buôn Lao- xã Chư Gu. Ảnh: Ngọc Tấn
Nguyễn Đình Khánh (bên phải) và mô hình trồng lúa nước mùa khô của ông Nay Quanh ở buôn Lao- xã Chư Gu. Ảnh: Ngọc Tấn
Năm 1992, Công ty Thuốc lá Nam đến vận động trồng nguyên liệu cho nhà máy. Lờ mờ một tia sáng trên con đường vô vọng, Khánh nhận trồng thử. Đã mô tê gì về kỹ thuật mà cây thuốc lá- nhất là thuốc lá sợi vàng lại quá ư rắc rối. Mỗi hec- ta phải đổ vào 500 công lao động nhưng nan giải vẫn là vốn. Cưới vợ ra ở riêng, cha mẹ cho vỏn vẹn có... 30 kg gạo. Cái khó ló cái khôn, Khánh nghĩ ra cách tạo vốn bằng của trời cho, ấy là đánh cá. Sông Ba hồi đó rất lắm cá. Ngày lên rẫy, tối lại ra sông lặn lội thân cò. Chính Khánh cũng không ngờ mình là tay sát cá có hạng. Có đêm anh đánh được cả ba chục cân… Phân, giống, công thuê thu hoạch… cứ lần hồi tích cóp như thế. Vụ đầu tuy chưa thắng lớn nhưng đã cho Khánh một niềm tin vững chắc rằng đây chính là loại cây cứu cánh. Anh tìm cách mở rộng thêm diện tích, góp nhặt kinh nghiệm qua từng thao tác kỹ thuật được tập huấn. Với quyết tâm cao độ, chỉ trong một thời gian ngắn, không những nắm chắc kỹ thuật, Khánh còn tìm cách hạ giá thành, tăng năng suất thuốc lá. Đáng kể nhất là phương pháp bón phân theo rạch. Trước nay người ta vẫn dùng cuốc vạch luống xung quanh gốc, bỏ phân rồi lấp đất. Cách này đã tốn thời gian lại thất thoát phân bón. Khánh nghĩ ra cách dùng bò cày rãnh. Sáng kiến đơn giản hoá ra hiệu quả lại không nhỏ: Mỗi hec-ta Khánh tiết kiệm được xấp xỉ 10 triệu đồng nhờ giảm được 5 tạ phân bón, công làm cỏ và vạch rãnh… Thâm canh chiều sâu, nắm chắc kỹ thuật, với 2,5 ha, năng suất thuốc lá của anh thường đạt 7 tấn, lãi ròng 160 triệu. Không chỉ giữ ngôi quán quân về năng suất mà lợi nhuận cũng đứng đầu trên một đơn vị diện tích so với người trồng thuốc lá trong vùng.

Trăn trở với đất nghèo

Từ thân phận đói nghèo có lúc tưởng như cùng cực, trở thành chủ nhân của gần 16 ha đất sản xuất, thu nhập mỗi năm gần 300 triệu đồng, Nguyễn Đình Khánh càng thấm thía sự gắn kết và đồng hành tất yếu trước cung cách làm ăn mới. Chính vì vậy anh đã tham gia các phong trào hội ngay từ đầu. Bảy năm là Phó chủ tịch và bây giờ là Chủ tịch Hội Nông dân xã Chư Gu, anh luôn trăn trở: Làm gì để đời sống bà con khấm khá được trên vùng đất khắc nghiệt này… Nói rằng thuốc lá là cây cứu cánh thì đã rõ nhưng đâu phải ai cũng bám được vào cứu cánh. Bằng kinh nghiệm tích lũy được, anh đã phổ biến, chỉ dẫn tận tình cho bà con trong những buổi sinh hoạt hội, đồng thời giúp hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay. Từ 14 hộ ban đầu, đến nay 95% nông dân người Kinh Chư Gu trồng thuốc lá. Toàn xã đã có khoảng 250 hộ thu nhập từ 100 triệu đồng/ năm trở lên. Nguyễn Đình Khánh tập trung giúp đỡ bà con người Jrai trồng lúa nước. Vốn nghề của một người con quê lúa, sự khéo léo của anh đã giúp hàng chục hộ đồng bào dân tộc Jrai vốn chỉ quen cây lúa rẫy bước đầu nắm được kỹ thuật. Không những thế, một số hộ như ông Siu Rét, Nay Quanh còn đạt năng suất đến 8tạ/sào. Thành công này đang được anh đúc kết trong kế hoạch tập huấn tiếp cho 50 hộ với cách làm chính quy hơn, bài bản hơn…
Những việc làm thiết thực và hiệu quả của ông Chủ tịch “khét mùi thuốc lá” Nguyễn Đình Khánh đã làm cho người dân thấm thía vai trò của tổ chức hội. Hội Nông dân Chư Gu bây giờ đã có 836 hội viên, nguồn quỹ hơn 30 triệu đồng, là một trong những Hội nông dân có phong trào mạnh nhất huyện Krông Pa…
Ngọc Tấn

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.
Thăm nhà của Đại tướng…

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
Hạnh phúc của già Đinh Yem

Hạnh phúc của già Đinh Yem

Chúng tôi về làng Đak Giang 2, xã Đông, huyện Kbang để tìm hiểu thực hư câu chuyện già Đinh Yem hiến đất của mình cho 6 đôi trai gái nghèo trong làng cưới nhau làm nhà ở. Những người trong cuộc thì cho rằng “già Yem như ông bụt trong câu chuyện cổ tích thời hiện đại”, người khác lại cho rằng “ông đúng là bị… hâm, bởi thời buổi tấc đất, tấc vàng lại đem cho không người ta”...
“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng...
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.
Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Trong những câu chuyện không đầu không cuối đó, một cán bô huyện chợt kể về một cán bộ phụ nữ xã có tên là H’Noanh...Cảnh đời éo le của chị làm xúc động mọi người. Đoàn quyết định sáng ra sẽ quay lại làng Bạc tìm H’Noanh bằng được…