Hạnh phúc của già Đinh Yem

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chúng tôi về làng Đak Giang 2, xã Đông, huyện Kbang để tìm hiểu thực hư câu chuyện già Đinh Yem hiến đất của mình cho 6 đôi trai gái nghèo trong làng cưới nhau làm nhà ở. Những người trong cuộc thì cho rằng “già Yem như ông bụt trong câu chuyện cổ tích thời hiện đại”, người khác lại cho rằng “ông đúng là bị… hâm, bởi thời buổi tấc đất, tấc vàng lại đem cho không người ta”... Nhưng khi gặp Đinh Yem chúng tôi mới ngộ ra những việc ông làm đơn giản là xuất phát từ tấm lòng nhân ái.

Ông Đinh Yem (bên trái). Ảnh: Lê Nam
Ông Đinh Yem (bên trái). Ảnh: Lê Nam
Kbang những ngày đầu mùa khô, thời tiết nắng nóng, trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, chúng tôi gặp già Đinh Yem đang hì hụi bên chiếc gùi đan còn dang dở. Ấn tượng đầu tiên khi gặp ông là khuôn mặt đen nhẻm, gầy gò, xen chút khắc khổ  của ông già vừa bước sang tuổi 65, chỉ còn đôi mắt sáng và hồn hậu. Điều kiện đầu tiên mà ông đặt ra cho chúng tôi là phải uống cạn 3 chén rượu trắng cùng ông thì ông mới kể cho nghe về cơ duyên những việc làm của mình... Xong phần thủ tục, giọng ông trầm ngâm: “Năm 1959, khi tròn 15 tuổi tôi bước vào quân ngũ và công tác tại đơn vị C50, làm giao liên. Đến năm 1963, tôi chuyển về công tác tại đơn vị 407 .Chiến đấu ở đây, tôi bị thương nặng. Ngày đó, nếu không nhờ anh em trong đơn vị cùng bà con đã chạy chữa và che chở thì có lẽ tôi cũng không thể trở về. Đến năm 1968, với thương tích đầy mình, không đủ sức khỏe nên tôi trở về làng làm dân quân.
Sau những ngày tháng đối mặt với sự sống và cái chết, khi trở về làng lại đối mặt với khó khăn của cuộc sống, nhưng một lần nữa được bà con dân làng đùm bọc, chia từng củ mì, hạt muối duy trì cuộc sống qua ngày. Sau bao nhiêu năm vất vả, bây giờ cuộc sống gia đình tôi cũng tạm ổn định, khi con cái được học hành thành đạt nên người. Nhưng bà con nhiều người vẫn còn nghèo và khó khăn quá, tôi thấy mình phải làm điều gì đó giúp họ và cũng là để trả ơn những ngày bà con đã giúp đỡ gia đình tôi khi khó khăn. Tôi cho mấy đứa trẻ trong làng đất để cất nhà từ năm 2003, ban đầu chỉ 2 hộ thôi. Cám cảnh khi nhà chúng nó nghèo lắm, đến đất làm rẫy cũng thiếu thì lấy đâu đất mà làm nhà nên tôi cho. Sau này, nghe mọi người nói, mấy cặp vợ chồng mới cưới khác lại đến xin, thấy nhà đứa nào cũng đều nghèo như vậy cả, nên tôi không cầm lòng, cho thêm 4 mảnh đất nữa để chúng nó cất nhà…”.

Tìm hiểu ra mới biết, mọi người gọi Đinh Yem là ông già “hâm” cũng có cái lý của họ, vì không chỉ với 1.400 m2 đất ông cho bọn trẻ để cất nhà, ông còn hỗ trợ thêm gạo, tiền và nhiều ngày công cho những gia đình trẻ vào những ngày đầu còn khó khăn. Không những thế, trong làng ai thiếu ăn hay ma chay, cưới hỏi, làm nhà… ông cũng đem tiền, gạo giúp mà không có điều kiện gì. Trong khi đó, ngoài đồng lương hưu và trợ cấp thương binh của ông, gia đình ông hàng ngày cũng vất vả vắt kiệt mồ hôi với 2 ha rẫy mới lo đủ cái ăn... Nên ban đầu, khi vợ và 5 đứa con biết ý định của ông thì ra sức phản đối, có lúc ông cảm thấy nản chí và muốn từ bỏ ý định của mình: “Nghe vợ con ngăn cản, bà con xì xào, nghi ngờ việc tôi làm nên đôi khi tôi thấy cũng nản. Họ cũng có cái lý, khi với số lượng đất ấy nếu bán đi cũng được một gia tài, rồi vợ con vất vả làm ra hạt gạo thì tôi lại đem cho người khác, trong khi gia đình cũng chỉ đủ ăn chứ giàu có gì đâu. Nhưng không làm thế, tôi cảm thấy có lỗi với những người đã cưu mang gia đình mình ngày xưa. Nên tôi cố thuyết phục vợ con, phải mất gần cả tháng tôi mới giải quyết được…”- ông tâm sự.

Quả thật, sống ở đời lòng tốt luôn bị nghi ngờ khi người ta chưa hiểu về nó. Nhưng với một người từng trải và kinh qua bao nhiêu gian khổ của cuộc đời, đã cống hiến một phần thân thể và  tuổi xuân nơi chiến trường như Đinh Yem thì ông cũng có cái lý đầy nhân nghĩa để thuyết phục gia đình và mọi người nghe theo: “Những việc làm của tôi không phải vì lợi lộc hay tiếng tăm gì đâu. Tôi làm như vậy là để trả ơn cho bà con, cho cuộc đời thôi. Thời bom đạn loạn ly, không có bà con che chở chắc gì tôi trở về bình an. Nay tôi làm như vậy cũng chỉ mới trả được phần nào nghĩa tình của bà con, của cuộc đời đã dành cho gia đình tôi…”.

Như để cho chúng tôi hiểu thêm về những việc làm của mình, Đinh Yem dẫn chúng tôi đi thăm những căn nhà của những cặp vợ chồng trẻ được xây dựng ngăn nắp trên mảnh đất của ông ngày xưa. Có đến đây mới thấy, với các cặp vợ chồng này, ông như một người cha, người ông thứ hai của họ. Chị Đinh Thị Toét cho biết: “Trước khi cưới nhau, nhà mình và chồng đều nghèo không có đất cất nhà. Già Yem cho đất, cho tiền và gạo, còn chỉ cho cách làm ăn nên gia đình mình đã đủ ăn, không còn đói như ngày trước. Gia đình mình rất biết ơn già Yem”.

Chia tay già Yem, tôi chợt nhớ đến một câu ngạn ngữ “Hạnh phúc chỉ đến với chúng ta, khi chúng ta cố gắng làm cho người khác hạnh phúc”. Nghe những lời tâm sự của già Yem và những người dân nơi đây, chúng tôi hiểu rằng với ông, hạnh phúc không khó tìm, nếu biết vì hạnh phúc của người khác.
Lê Anh – Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.
Thăm nhà của Đại tướng…

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng...
Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh - Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.
Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Trong những câu chuyện không đầu không cuối đó, một cán bô huyện chợt kể về một cán bộ phụ nữ xã có tên là H’Noanh...Cảnh đời éo le của chị làm xúc động mọi người. Đoàn quyết định sáng ra sẽ quay lại làng Bạc tìm H’Noanh bằng được…