Theo dấu xưa, chuyện cũ: Hai nhà yêu nước nằm chung nấm mộ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Khu lăng nằm trên đồi Từ Hiếu, mặt hướng ra đường Lê Ngô Cát (thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế hiện nay) của hai nhà yêu nước Trần Cao Vân-Thái Phiên. Nơi đây, hai chí sĩ nằm chung nấm mộ.
 

Nấm mộ chung với tấm bia bằng chữ Hán ghi tên hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân
Nấm mộ chung với tấm bia bằng chữ Hán ghi tên hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân


Họ là đồng chí và nơi yên nghỉ cũng hòa chung không bao giờ tách rời. Khu lăng mộ đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1990.

Hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày mất của hai chí sĩ yêu nước Trần Cao Vân và Thái Phiên (17-5-1916), chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, các nhà nghiên cứu lịch sử, bà con dòng tộc ở Quảng Nam, Đà Nẵng... vẫn thường xuyên đến dâng hương, tưởng niệm. Câu chuyện hai nhà yêu nước được an táng chung nấm mộ là chuyện hy hữu cảm động của lịch sử liên quan đến nhân vật thứ 3, đó là nữ đồng chí của họ trong phong trào Việt Nam Quang Phục Hội, bà Trương Thị Dương.

Thái Phiên, sinh năm 1882, quê ở làng Nghi An, nay thuộc quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng. Năm 1904, ông tham gia phong trào Đông Du, sau đó là Duy Tân. Trần Cao Vân sinh năm 1866, quê ở làng Tư Phú, xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Theo Dư địa chí Thừa Thiên-Huế, đầu năm 1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân là hai nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nhưng kế hoạch bị bại lộ. Cả hai cùng một số đồng chí khác bị thực dân Pháp bắt trên đường lên căn cứ vào rạng sáng 4-5-1916. Ngày 17.5.1916, hai ông đã bị thực dân Pháp xử chém tại Cống Chém (An Hòa, TP.Huế) và bị chôn lấp cùng một chỗ.

Đưa hài cốt hai liệt sĩ về một chỗ

Tháng 6-1925, bà Trương Thị Dương là đồng chí của hai ông trong Đảng Việt Nam Quang Phục Hội đã bí mật đưa hài cốt hai ông từ An Hòa về chôn gần tháp Hòa thượng Kiết Mao (xã Thủy Xuân). Sau đó 11 ngày, việc cải táng có nguy cơ bị lộ, bà lại bí mật dời hài cốt hai ông qua chôn chung một mộ tại vị trí trên đồi chùa Từ Hiếu ngày nay. Năm 1956, bà Dương đã dựng bia mộ cho hai ông với dòng chữ “Trần Cao Quý Công-Thái Duy Quý Công chi mộ”.

Bà Trương Thị Dương, người làng Tân Điền (Hải Lăng, Quảng Trị), trong Duy Tân Hội thường được gọi là bà Bát Mang, giữ nhiệm vụ giao liên giữa nhà vua và hai nhà cách mạng.

Chuyện bà Dương bí mật di dời hài cốt của hai nhà chí sĩ yêu nước cũng đã được bà thuật lại với con cháu như sau: “Ngày mùng 5 tháng 5 năm Ất Sửu (25-6-1925), tôi cùng đứa cháu gọi tôi bằng dì, là Đặng Khánh Di, đến chùa Đại Trung gặp ông Nguyễn Hữu Cảnh, trị sự chùa. Ông Cảnh giục tôi đi ngay. Ba giờ sáng hôm sau, chúng tôi đi thẳng tới chỗ di hài của hai cụ. Người giữ nấm mộ ấy là Thủ Tỵ, y có người con bị bệnh, nên làm chòi ở ngay bên cạnh mộ, vừa giữ mộ vừa trông con. Tới nơi, tôi cho thằng nhỏ bị bệnh ấy 3 đồng, trả cho Thủ Tỵ 6 đồng, và thuê 5 người nữa cùng với Thủ Tỵ, 24 đồng, nói trớ đó là mộ của ông chú tôi. Hốt hài cốt lên, tôi lấy giấy tinh (loại giấy trắng dùng viết chữ Hán) bỏ vào hai thùng đầy, rồi lánh qua cửa Chánh Tây ngồi đợi. Sau đó, bảo ông Thủ Tỵ phải gánh cốt qua cửa Chánh Tây thì mới trả đủ tiền, vì chỉ mới trả trước 12 đồng. Nhận được hài cốt, tôi trả đủ tiền rồi thuê hai chiếc xe kéo; một chiếc chở tôi và hai hũ hài cốt, một chiếc chở Đặng Khánh Di và Nguyễn Hữu Cảnh. Đến chùa Châu Lâm, tôi đặt hài cốt lên bàn, thắp hương ngồi canh giữ. Đến sáng, tôi nhờ Trùm Ngữ mua hai tiểu sành cùng giấy tinh; lại thuê gánh nước đến, tôi rửa sạch hài cốt hai cụ. Lúc bị chém, cụ Trần mặc áo vải dù, vải còn dính sát vào cốt. Tôi thuê người đào huyệt và đắp nấm mộ, hết 4 đồng. Ai dè, mới cải táng được 11 ngày thì Thừa Phủ hay tin, phái lính đến canh giữ chặt hai ngôi mộ. Nhờ có người báo tin, qua ông Nguyễn Hữu Cảnh, trị sự tại chùa, tôi thừa lúc đêm khuya, thuê 5 người đào lên, đem hài cốt hai cụ chôn nơi khác, nhưng để tránh sự dòm ngó, chôn thành một nấm. Ở chỗ mộ cũ, tôi vẫn cho đắp lại thành nấm tử tế, rào giậu trở lại kỹ càng, làm như chưa từng có ai đụng chạm đến”. Bà Trương Thị Dương qua đời ngày 14-7-1957, nhằm ngày 27-6 năm Đinh Dậu tại quê nhà.

Năm 1992 di tích ngôi mộ chung Thái Phiên và Trần Cao Vân được nhà nước cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo khang trang với đài tưởng niệm cao 4,3 mét, ngôi mộ xưa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn là nấm đất sỏi hình tròn, trước mộ là tấm bia dựng từ năm 1956. Toàn bộ ngôi mộ, đài tưởng niệm nằm trong hình chữ nhật 7,2 x 7,6 mét, chung quanh có lan can bao bọc.

Theo Thanhnien

Di tích quốc gia bị lấn chiếm

Khu vực lăng mộ đã xảy ra việc chôn cất mồ mả tự phát. Toàn bộ lối đi và phía trước mặt của khu mộ chung hai nhà yêu nước đã bị người dân chôn cất chằng chịt, khoảng đất trống phía bên phải di tích cách đây 5 năm không có mồ mả, nay đã lấp đầy mộ. “Chúng tôi đã đề nghị với các cơ quan chức năng phải tháo dỡ để trả lại cảnh quan cho di tích cấp quốc gia có ý nghĩa lịch sử quan trọng này. UBND TP.Huế cần tiến hành xác lập phần di tích, không để tình trạng xâm phạm cứ mãi tái diễn ở di tích này”, PGS-TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế, bức xúc. Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế, cho biết khi bàn giao di tích này cho TP. Huế quản lý, đơn vị đã trao đầy đủ hồ sơ di tích, trong đó có biên bản khoanh vùng bảo vệ có đủ chữ ký của các bên liên quan.

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.
Thăm nhà của Đại tướng…

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
Mong muốn được cống hiến

Mong muốn được cống hiến

Bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Vật lý ở tuổi 36, anh Nguyễn Văn Long-giảng viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh đã trở thành Tiến sĩ Vật lý đầu tiên, tiến sĩ trẻ nhất ở tỉnh ta.
“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng...
Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh - Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.
Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Người đàn bà nên thơ “bình dị”

Trong những câu chuyện không đầu không cuối đó, một cán bô huyện chợt kể về một cán bộ phụ nữ xã có tên là H’Noanh...Cảnh đời éo le của chị làm xúc động mọi người. Đoàn quyết định sáng ra sẽ quay lại làng Bạc tìm H’Noanh bằng được…