Làm thế nào để giới trẻ ngày nay thích nghe nhạc cách mạng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong dòng chảy mạnh mẽ của Pop, Ballad, EDM... liệu giới trẻ ngày nay có còn biết và thích nghe những ca khúc cách mạng, tiền chiến nổi tiếng một thời?
Nếu đặt câu hỏi, nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến là gì? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn trẻ biết rằng nhạc cách mạng gắn liền với chiến tranh, với một giai đoạn lịch sử kiên cường, bất khuất của cha ông để bảo vệ quê hương, đất nước.
Nếu yêu cầu bất kỳ bạn trẻ nào kể tên một bài hát cách mạng mà bạn biết, chắc chắn sẽ có rất nhiều ca khúc được đưa ra, trong đó có những sáng tác nổi tiếng như “Tiến quân ca”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Cô gái vót chông”, “Đường chúng ta đi”, “Hà Nội niềm tin và hy vọng”...
Hay khi được hỏi liệu các bạn có biết ca sĩ dòng nhạc cách mạng nào nổi tiếng, câu trả lời cũng rất đa dạng. Đó là những cái tên như Quang Thọ, Thanh Hoa, Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Anh Thơ, Lan Anh..., đó là những nghệ sĩ hiện vẫn đang rất nổi tiếng trong làng nhạc cách mạng, tiền chiến.
 Trọng Tấn - Anh Thơ.
Trọng Tấn - Anh Thơ.
Nói lên điều đó để thấy rằng, trải qua rất nhiều năm, cho đến bây giờ, nhạc cách mạng vẫn có một sức sống bền bỉ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các loa phát thanh, trong những chương trình truyền hình, những sự kiện âm nhạc, có khi là cả các chương trình giải trí... đều vang lên những ca khúc cách mạng, đặc biệt là trong những dịp lễ lớn của đất nước. Bằng cách này hay cách khác, công chúng hiện đại và nhất là giới trẻ đang được tiếp cận với nhạc cách mạng một cách rộng rãi và sâu sắc.
Tuy nhiên, việc đó vẫn đang chỉ hạn chế ở chuyện biết. Giới trẻ ngày nay biết đến nhạc cách mạng, biết những ca khúc nổi tiếng, những ca sĩ nổi tiếng nhưng nếu để nói yêu thích thì chưa hẳn. Nhất là việc thị trường âm nhạc không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam cũng đang quá sôi động và mạnh mẽ với Pop, Rock, Ballad, EDM, Indie... những thứ mới mẻ, hiện đại với cả tỷ ca sĩ, ra hàng triệu bài hát mới mỗi ngày.
Việc nhạc cách mạng bị đóng khung trong những sáng tác “cũ” là điều khiến giới trẻ khó thích được. Trải qua bao năm tháng, nhạc cách mạng vẫn vậy, vẫn là những ca khúc đó, giai điệu và ca từ đó. Nội dung của nhạc cách mạng cũng vẫn vậy, vẫn là tình yêu quê hương, đất nước, con người, cổ vũ tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ, tạo không khí hăng say lao động xây dựng Tổ quốc... Nghe mãi những ca khúc nổi tiếng đóng khung với những giọng ca nổi tiếng, chắc chắn cũng sẽ “nhàm”.
Vậy, làm thế nào để thu hút giới trẻ, để nhạc cách mạng tiệm cận với giới trẻ cũng khiến bản thân các ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất, người hòa âm phối khí... suy nghĩ và tìm rất nhiều cách.  Đó là lúc mà những trào lưu làm mới nhạc cách mạng rộ lên.
Ca sĩ Việt Hoàn khẳng định: “Những ca sĩ trẻ có một phần trách nhiệm để gìn giữ, tiếp lửa cho dòng nhạc truyền thống đến với đông đảo người nghe nhạc, nhất là với lớp trẻ hôm nay. Bởi giới trẻ không chỉ là tương lai của đất nước mà họ còn là đối tượng khán giả kế cận cho dòng nhạc cách mạng. Và bất kỳ một dòng nhạc nào cũng cần khán giả mới có thể sống và trường tồn với thời gian”.
Với những lứa ca sĩ như Đăng Dương - Trọng Tấn - Việt Hoàn, họ không trải qua chiến tranh nhưng họ hát bằng tình yêu và sự đam mê với nhạc truyền thống. Còn với lớp nghệ sĩ trẻ như Đức Tuấn, Vũ Thắng Lợi, Trần Hồng Nhung... họ thể hiện ca khúc cách mạng theo một phong cách hiện đại, dù có thể không đúng cách như khán giả vẫn quen nghe nhưng vẫn giữ được tinh thần, tình cảm và chuyển tải được đến khán giả.
 NSND Quang Thọ và bộ ba Trọng Tấn - Đăng Dương - Việt Hoàn trong một liveshow nhạc cách mạng.
NSND Quang Thọ và bộ ba Trọng Tấn - Đăng Dương - Việt Hoàn trong một liveshow nhạc cách mạng.
Quán quân Sao Mai 2019 dòng nhạc Thính phòng Lương Hải Yến, cho rằng việc làm mới nhạc cách mạng là điều nên làm: “Với những ca khúc nổi tiếng, bản thân việc ca sĩ thời nay có thể hát hay hơn là các bậc tiền bối là điều rất khó bởi có những thứ đã đi vào lịch sử, đi vào lòng công chúng cả một thời gian dài. Cùng với đó, khán giả ngày nay cũng thích những thứ mới mẻ và khác lạ hơn. Việc làm mới bài hát cũ là điều nên làm”.
Với nhạc sĩ Dương Cầm – người đã từng làm mới nhiều ca khúc nhạc cách mạng, tiền chiến thì việc làm mới là điều cần thiết để nhạc cách mạng đi cùng với thời đại: “Bản thân tôi là người rất thích làm mới nhạc cách mạng vì nó là những tác phẩm rất hay về giai điệu, ca từ và có giá trị nhân văn cao. Để các nhạc sĩ thời nay, kể cả những nhạc sĩ đã lớn tuổi sáng tác những ca khúc mang bóng dáng như thế cũng rất khó.
Muốn nhạc cách mạng phù hợp với thời đại hôm nay, phù hợp với giới trẻ, phải có sự thay đổi, mang hình dáng mới hơn. Tùy theo đối tượng khán giả, tầm vóc chương trình... có thể làm mới theo nhiều cách khác nhau như hợp xướng, dàn nhạc giao hưởng... Nếu là chương trình hướng đến giới trẻ, khơi gợi tình yêu quê hương đất nước thì làm mới bằng EDM, rock... Điều quan trọng nhất là giữ nguyên được cái hồn, truyền tải cho người nghe tinh thần tác giả và tác phẩm mang lại”.
Việc làm mới nhạc cách mạng đôi khi sẽ có dư luận 2 chiều: có người thích, có người không tùy vào "gu" nghe nhạc của mỗi người. Những người đã quá quen với cái cũ thì khó chấp nhận cái mới. Còn với những người chưa từng nghe bản cũ thì họ sẽ thấy nhạc cách mạng hay, gần gũi và thích hơn. Nhưng âm nhạc thì không có một chuẩn mực và nếu việc làm mới sẽ giúp tác phẩm có thêm thời gian sống, tiếp cận với giới trẻ nhiều hơn thì đó là điều đáng để làm.
Thanh Thanh/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.