Làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 60 tỷ USD, bỏ đường sắt cũ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nếu kết hợp tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cả chở khách và chở hàng thì tốc độ tàu hàng chỉ đạt 130 km/h. Đầu tư lớn nhưng khai thác với tốc độ thấp sẽ không hiệu quả.
 

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam ưu tiên làm trước 2 đoạn tốc độ cao TP HCM – Nha Trang, Hà Nội – Vinh, nhưng chỉ phục vụ tàu chở khách chứ không chở hàng.

"Tàu hàng chỉ khai thác trên đường sắt hiện hữu và có nâng cấp cải tạo theo lộ trình", Thứ trưởng Đông thông tin.

Tuy nhiên, PGS.TS Tống Trần Tùng, người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải cho rằng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ chở khách mà không chạy tàu hàng như phương án Bộ GTVT trình Chính phủ là bất hợp lý.

"Với đường sắt hiện hữu tàu hàng chạy rất chậm không cạnh tranh được với đường bộ, trong khi đường bộ chi phí lại rất lớn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông", ông Tùng nói.

Về vấn đề này, Thứ trưởng cho hay, các chuyên gia có đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đánh giá cụ thể bằng lượng hóa đầu tư tốc độ cao chỉ mình tàu khách sẽ hiệu quả hơn.

"Đường sắt cũ đã chở hàng và đường sắt mới cũng chở hàng thì không có đủ lượng hàng để cả 2 tuyến hoạt động. Hơn nữa nếu kết hợp tuyến mới cả chở khách và chở hàng thì tốc độ chở hàng chỉ được 130 km/h. Trong khi đường sắt tốc độ cao đầu tư lớn nhưng lại khai thác với tốc độ thấp thì không đem lại hiệu quả", lời Thứ trưởng.

Bỏ tuyến đường sắt cũ?

Vẫn theo Thứ trưởng, quá trình nghiên cứu đã có kịch bản bỏ luôn tuyến đường sắt cũ, nhưng tất cả đều thấy rằng bỏ đi không phù hợp.

Cụ thể, nếu bỏ đường sắt cũ, trong giai đoạn xây dựng đường sắt tốc độ cao sẽ không có đường sắt hoạt động trên tuyến Bắc - Nam. Như vậy sẽ phải mất mấy chục năm mới có đường sắt chạy tuyến Bắc - Nam và trong khoảng thời gian này không thể vận chuyển bằng đường sắt.

Thứ 2 nếu "bóc"  đường sắt cũ đi sẽ rất tốn kém, vì đường sắt cũ tuy lạc hậu nhưng qua hàng thế kỹ vẫn được đầu tư lớn nên bỏ đi sẽ lãng phí.

Thứ 3, nếu bỏ đường sắt cũ xây dựng mới kết hợp chở khách và hàng nhưng ga hàng và ga khách công năng khác nhau. Việc này đồng nghĩa phải bố trí nhiều ga để tránh tàu.

Lúc đó đường sắt tốc độ cao không phải 24 ga mà số ga sẽ tăng gấp đôi. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động tàu chạy tốc độ cao không hiệu quả so với mức đầu tư bỏ ra lớn.

Ngoài ra, kinh nghiệm từ một số nước cho thấy họ vẫn làm song hành chở khách và chở hàng riêng trên đường sắt cũ. Như TQ để tuyến mới và cũ hoạt động song hành và tàu tốc độ cao cũng chỉ chở khách không chở hàng.

Nhật Bản cũng tương tự đường sắt cũ khổ 1.067 mm họ vẫn để nguyên dùng chở hàng, còn tuyến mới cao tốc đanh riêng để chở khách.

Vũ Điệp (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.