Lâm Đồng: 12 cán bộ lấn chiếm đất công, huyện không xử lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phát hiện 12 cán bộ, công chức, viên chức lấn chiếm đất công (phần diện tích đất thuộc tuyến kênh N2 cũ).
 
Kết luận của UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ ra việc 12 cán bộ ở huyện Cát Tiên lấn chiếm đất công.
Kết luận của UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ ra việc 12 cán bộ ở huyện Cát Tiên lấn chiếm đất công.
Theo kết luận vừa ban hành của UBND tỉnh Lâm Đồng, nội dung tố cáo UBND huyện Cát Tiên có hành vi thoái thác trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong lĩnh vực đất đai tại địa phương, để một số hộ dân, cán bộ, công chức lấn chiếm đất công, mà cụ thể là phần diện tích đất thuộc tuyến kênh N2 cũ; cán bộ, công chức vi phạm lấn chiếm phần đất kênh N2 cũ nhưng không được xử lý bởi các cấp chính quyền địa phương là nội dung tố cáo đúng.
Bởi vì, năm 1997, UBND huyện Cát Tiên đã thu hồi của một số hộ dân và bàn giao cho Ban Quản lý dự án xây dựng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý, để triển khai đầu tư xây dựng dự án tuyến kênh chính N2 với tổng chiều dài 1.250m (công trình sau khi xây dựng hoàn thành được bàn giao cho Trung tâm Quản lý và khai thác thủy lợi tỉnh quản lý, sử dụng).
Năm 2011, để xây dựng quảng trường Phạm Văn Đồng và khu tái định cư Lô 2, đã sử dụng một phần diện tích thuộc tuyến kênh chính N2 cũ (có chiều dài khoảng 540 m, tương ứng với diện tích 9.720m2 đất) nhưng UBND huyện không kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo thu hồi, bàn giao cho UBND huyện quản lý là chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai theo phân cấp được quy định tại khoản 11, Điều 22, Luật Đất đai năm 2013.
Trong quá trình sử dụng đất đai, quản lý hoạt động xây dựng, để xảy ra việc một số hộ dân, cán bộ, công chức, viên chức lấn chiếm đất, san lấp mặt bằng, sản xuất nông nghiệp, xây dựng hàng rào, chuồng trại... trên phần diện tích đất kênh N2 cũ, nhưng Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên không chỉ đạo thực hiện việc ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện theo quy định tại Điều 208, Luật Đất đai năm 2013.
Trong 29 trường hợp lấn chiếm đất công có 12 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Việc cán bộ, công chức, viên chức lấn chiếm đất kênh N2, san lấp mặt bằng, xây dựng chuồng trại trên diện tích đất lấn chiếm là thực hiện không đúng quy định của pháp luật về sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
NHIỆT BĂNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.