Làm báo bằng cả khối óc và con tim trong mùa dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kể từ khi làm bản tin nóng hổi đầu tiên về hai trường hợp bệnh nhân người Trung Quốc mắc bệnh được điều trị khỏi tại Bệnh viện Chợ Rẫy đúng 29 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, phóng viên (PV) y tế của TP Hồ Chí Minh thực sự bước vào cuộc chiến thông tin về dịch COVID-19 kéo dài.
Tác nghiệp nơi tâm dịch: Coi mình đã là F0
Khi mọi người đều chỉ muốn ở yên trong nhà thì đội ngũ cán bộ y tế và PV lại lao vào những nơi đầy mùi chết chóc của bệnh tật. Nhưng đó là nhiệm vụ, chỉ lo làm tròn vai.
PV y tế trong đợt dịch này tự mặc nhiên coi mình là những đối tượng nguy cơ cao, là các F1, F0 rồi. Sau khi những ca đầu tiên được phát hiện từ Hội thánh Phục Hưng tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh làm lây lan ra cộng đồng vào cuối tháng 5/2021, địa bàn quận Gò Vấp và quận 12 đã buộc phải thực hiện áp dụng Chỉ thị 10 sau đó là Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, để bóc tách F0 khỏi cộng đồng. Người dân tại nhiều phường, ấp tại hai địa bàn này lần lượt được test COVID-19 100% các hộ. Các khu vực phong toả trong thành phố cũng từ thời điểm này cứ thế mà dày thêm lên. Không khí dịch bệnh lan toả trong toàn thành phố. Hầu hết các PV y tế đều bật chế độ “báo động đỏ”. Người nào cũng điện thoại, Laptop liên tục bên mình để cập nhật tin, bài. Chạy nhiều nhất là thông tin lấy từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh– HCDC để cùng hợp tác cung cấp số ca nhiễm cảnh báo cho người dân, địa điểm các khu vực phải các ly, thông báo tìm người tới các khu vực có ca dương tính…
Thông tin sáng đưa, chiều đã thấy lạc hậu. Một ngày có khi làm 7-8 tin bài. Từ thời điểm tháng 5/2021, Báo CAND đã mở hẳn 1 trang riêng trên báo in để thông tin về dịch bệnh này, nhằm phản ánh toàn cảnh tình hình dịch bệnh cũng như nỗ lực phòng, chống của Việt Nam.

PV y tế Báo CAND tại TP Hồ Chí Minh tác nghiệp tại khu cách ly bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện 30-4, Bộ Công an.
PV y tế Báo CAND tại TP Hồ Chí Minh tác nghiệp tại khu cách ly bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện 30-4, Bộ Công an.
Tự hào khi được trong hàng ngũ “tiếp lửa” cho tuyến đầu chống dịch
Do chưa có tiền lệ, đợt dịch lại gặp phải biến chủng Delta lây lan quá mạnh, cùng chung nhịp đập với hành trình đầy khó khăn, thách thức của công tác chống dịch của thành phố, những PV y tế có thể nói đã được sống những năm tháng khó có thể quên trong hoạt động tác nghiệp. Nhưng nhớ nhất là việc phải mải miết ở Trung tâm báo chí (TTBC).
16h chiều họp, PV phải có mặt tại TTBC để khai báo y tế, quét mã QR, đo thân nhiệt. TTBC sắp xếp ngồi cách nhau từ 2 mét trở lên. Phía ngoài luôn có phòng bố trí đầy đủ nước mát, cà phê, bánh ngọt, mì tôm để mọi người tác nghiệp tại chỗ. Nhiều cuộc họp có hôm kéo dài tới 11h đêm. Mọi người đều quay như chong chóng.
Khó quên nhất là ngày 8/7. Chiều hôm đó, sau khi đã làm thông tin xong về ngày thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, TTBC có tin họp báo vào 16h, đợi UBND thành phố công bố những thông tin quan trọng. Thành phố sẽ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thêm một thời gian, thêm một đợt giãn cách nữa để nhằm đẩy lùi dịch.
Giờ họp đã được hoãn từ 16h tới 17h, rồi 18h30. Không ai dám đi đâu. Tại khu phòng chờ, hết sạch cả mì tôm, mọi người chuyển sang bánh ngọt và cà phê sữa. 19h cuộc họp được tiến hành, kéo dài. Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TTTT kiêm Giám đốc TTBC cho rằng, chưa bao giờ có một cuộc họp báo kéo dài như vậy. 22h30 vẫn chưa kết thúc. Bất ngờ một nam PV đổ gục, ngất xỉu tại chỗ. Mọi người cuống quít đưa đồng nghiệp xuống cùng phối hợp với bảo vệ của TTBC đưa anh đi cấp cứu tại BV. Rất may là chỉ do làm việc không có thời gian nghỉ ngơi, anh bạn này bị ngất. Test COVID-19, đồng nghiệp có kết quả âm tính. Mọi người thở phào! Nghỉ ngơi vài ngày anh lại có mặt tại TTBC đều đặn.
Sự nguy hiểm của loại biến chủng virus SARS-CoV-2 làm cho mọi người đều hết sức sợ hãi, chính vì vậy mà bạn bè, đồng nghiệp khi thấy chúng tôi là liền lánh xa. Có nhiều lần đang họp hay làm việc, do tập trung, chúng tôi quên uống nước nên khô cổ họng và bị ho, hay thỉnh thoảng hắt hơi, những ánh mắt đổ dồn về phía chúng tôi. Sau đó, khi có biểu hiện chuẩn bị ho hay nhảy mũi, chúng tôi phải nhanh chóng chạy vào nhà vệ sinh đóng cửa lại. Ban đầu cũng có chút chạnh lòng, nhưng vì sự an toàn, dần dần cũng quen.
Ở nhà, chúng tôi cũng phải cách ly. Khẩu trang thay liên tục. Đi sớm, tối về thì gia đình mọi người đã đi ngủ, chúng tôi nhanh chóng trút bộ đồ trên người khử khuẩn, giặt riêng.
Vào các đợt giãn cách, PV chúng tôi cũng được phát giấy đi đường của Công an thành phố. Cứ tới chốt trạm là phải trình mới được qua chốt. Tháng 7 và tháng 8, đợt cao điểm nhất của dịch lại vào mùa mưa. Cứ 15h là mưa. Mưa lớn, ngập cả đường phố. Để giấy đi đường không bị hỏng, chúng tôi bọc nó trong miếng nhựa kỹ càng, cùng điện thoại quét mã QR sẵn từ nhà tới chốt chỉ việc trình ra vì phải qua nhiều chốt trạm.
Vất vả, mệt mỏi nhưng cũng chưa bao giờ mọi người cảm thấy nhiệt huyết của PV lại lên cao như thế. Đưa đến cho người dân thông tin sớm nhất, chính xác nhất, chính là động lực để chúng tôi, những sứ giả truyền tin. Và cũng thật may mắn, chúng tôi đều được gia đình thông cảm, hỗ trợ nhau vượt qua giai đoạn khó khăn, cũng như đại gia đình Báo CAND- CQĐD tại TP Hồ Chí Minh, chúng tôi được cơ quan theo dõi sát, nhắc nhở, động viên và hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong suốt đợt dịch nguy hiểm.
Huyền Nga-Nguyễn Cảnh (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…