Lãi suất 180%/năm vẫn đi vay nặng lãi, vì sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuối năm cần một khoản tiền để chi tiêu, không ít người “nhắm mắt” đi vay để rồi nhanh chóng sập bẫy “nặng lãi” tới mức không có khả năng chi trả, phải trốn nợ hoặc bán sạch tài sản.

Đối tượng Phạm Thị Len bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình bắt giữ ngày 18.1 cùng tang vật. Ảnh: CANB
Đối tượng Phạm Thị Len bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình bắt giữ ngày 18.1 cùng tang vật. Ảnh: CANB
Từ đầu năm 2022, cơ quan công an nhiều địa phương đã liên tiếp thực hiện bóc gỡ nhiều đường dây tín dụng đen, cho vay nặng lãi.
Mới nhất là ở Ninh Bình, ngày 18.1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh phát hiện, bắt quả tang Phạm Thị Len, sinh năm 1955 ở thôn Đông Hạ, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình đang nhận 43 triệu đồng tiền lãi của hai cá nhân. Phạm Thị Len khai từ cuối năm 2018 đã cho 65 người vay trên 5 tỉ đồng với lãi suất 3.300-4.000 đồng/1 triệu/1 ngày, bằng 119% đến 144%/năm, bản thân Phạm Thị Len đã nhận số tiền lãi trên 2 tỉ đồng.
Cũng ngày 18.1, Công an Đắk Nông thông tin đang tiến hành điều tra một cá nhân cho người dân vay với mức lãi suất lên đến 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày, tương đương 180%/năm. Tổng số tiền người này cho vay lên tới 52 tỉ đồng và đã có trên 500 lượt người vay.
Hà Nam, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Hải Phòng… cũng đã triệt phá nhiều đường dây cho vay nặng lãi tương tự với mức lãi suất tính theo năm là 150-180%.
Rõ ràng, đó là lãi suất “trên trời” và “cắt cổ”. Theo quy định của pháp luật thì lãi suất thỏa thuận giữa các bên cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Cụ thể hơn, lãi suất trên 100% năm để thu lời đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi là ai cũng biết với vay nặng lãi, bên vay có nguy cơ không trả được nợ, tan cửa nát nhà, bên cho vay có thể ngồi tù nhưng hiện tượng cho vay nặng lãi vẫn sinh sôi, phát triển và trở thành dòng chảy ngầm gây nhiều hệ lụy cho xã hội?
Thống kê từ một hội thảo tín dụng gần đây cho thấy, hiện có khoảng 47% người Việt tham gia vay tiền nhưng chỉ 18,5% là vay từ những tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính chính thức, phần còn lại là vay từ người thân, bạn bè hoặc tín dụng đen.
Cuối năm 2021, Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức" do Báo Lao Động tổ chức đặt ra vấn đề rất nóng này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bà con vẫn còn tâm lý e ngại vay vốn ngân hàng vì cho rằng sẽ gặp nhiều thủ tục, quy định về thế chấp, giấy tờ phức tạp.
Mặc dù có nhiều cố gắng từ phía Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng chính thức nhưng rõ ràng cần có nhiều giải pháp hơn, đơn giản hoá các điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các gói vay tiêu dùng.
Và một phần quan trọng từ phía ý thức, sự hiểu biết của người dân: Phải biết nói không với những khoản vay tưởng chừng như đơn giản về thủ tục nhưng ẩn chứa nguy cơ nặng lãi để rồi ngập ngụa trong nợ nần chồng chất, không có lối ra.
HOÀNG LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.