Lạ lắm ấy, nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sống giữa thủ đô Hà Nội, chàng thanh niên Bùi Chí Linh (23 tuổi), trú tại quận Đống Đa vẫn nuôi được đàn lợn rừng lai hàng chục con. Linh bắt đầu nuôi lợn rừng lai từ năm 2018 với 4 con lợn rừng làm vốn mua giống từ tỉnh Hòa Bình. Giữa thời dịch virus corona (Covid 19), gia đình yên tâm bởi lúc nào cũng có thịt lợn rừng để ăn...
 
“Với đàn lợn rừng này tôi luôn yên tâm về nguồn gốc thịt lợn khi gia đình sử dụng”, anh Linh chia sẻ với phóng viên. Anh Linh kể lại, năm 2018 bắt đầu mua 4 con lợn rừng lai (2 con cái, 2 con đực) về nuôi. Ban đầu chưa nắm rõ tập tính của lợn rừng nên cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian nuôi, theo dõi quá trình sinh trưởng của đàn lợn rừng, đến nay anh Linh đã thuần thục trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn lợn rừng tránh các loại dịch bệnh.
 
Theo anh Linh, nếu hiểu được tập tính của lợn rừng thì sẽ rất dễ nuôi, tính nết chúng rất hung hăng nhưng mình biết cách gần nó thì chúng khá hiền. Hiện, một năm đàn lợn rừng của anh Linh cho sinh sản 2 lứa, đến nay đàn đã tăng lên 16 con. Cũng theo anh Linh cho biết, đã có nhiều người đến hỏi mua lợn rừng nhưng anh đều không bán. Anh Linh nuôi lợn rừng ở bãi đất hoang, cạnh một nghĩa trang.
 
Với mục đích đáp ứng nguồn thực phẩm sạch, thịt  lợn sạch cho gia đình, nên vào các dịp lễ, Tết gia đình anh Linh luôn rất yên tâm về nguồn gốc của thực phẩm. Anh Linh chia sẻ, “Cứ vào dịp cuối năm, gia đình tôi đều làm thịt lợn rừng để làm thực phẩm dùng cho mấy ngày Tết, ngoài ra cũng chia cho hàng xóm xung quanh. Đây là lợn sạch nên gia đình tôi và mọi người đều rất yên tâm sử dụng”.
 
 
Về thức ăn cho đàn lợn, hằng ngày anh Linh thường xin lại đồ thức ăn thừa tại các quán ăn, nhà hàng để cho lợn rừng ăn, mỗi ngày anh Linh đều đặn cho lợn ăn 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều. “Hàng xóm thấy tôi nuôi lợn rừng nên mỗi khi nhà ai có thức ăn thừa thì họ đều mang ra cho đàn lợn ăn, có người còn tỏ ra thích thú với đàn lợn rừng mà tôi đang nuôi” – anh Linh nói.
 
Theo đó, để đàn lợn rừng luôn được khỏe mạnh, anh Linh luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, cũng như quy trình trong công tác phòng chống bệnh dịch, tiêm phòng vaccine đầy đủ đối với lợn con và lợn trưởng thành. Lợn rừng ít bệnh tật, sức đề kháng cao, ăn khỏe nên sinh trưởng và phát triển tốt.
 
 
Để đảm bảo được vệ sinh, môi trường, anh Linh thường xuyên quét dọn, vệ sinh khử trùng khu đất hoang dùng để chăn nuôi tạm, rắc vôi theo định kỳ.
 
 
Cũng theo anh Linh, với tiêu chí đặt lên hàng đầu là “phục vụ gia đình”, bởi vậy với đàn lợn rừng đang chăn nuôi hiện tại, gia đình anh sẽ chủ động được nguồn thực phẩm, đặc biệt là giá thịt lợn tại các chợ và siêu thị vẫn đang ở mức cao trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona (Covid-19) đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
 
Theo Lam Chiều (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.