Về quê nuôi ốc nhồi đẻ khỏe lớn nhanh, trai điều dưỡng đổi đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từng tốt nghiệp Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa với công việc điều dưỡng viên ổn định tại thành phố, nhưng Lê Thiên Tư ngụ tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã thôi việc về quê nuôi ốc nhồi, cá chạch, ếch...Sau 4 năm đắp bờ, lội bùn, "sáng nắng, chiều mưa, giữa trưa trời ráo", Lê Thiên Tư đã kiếm ra tiền từ nghề nuôi con đặc sản dưới nước.
Thôi mức lương 15 triệu/tháng ở thành phố
Sau khi Tốt nghiệp Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa, với tấm bằng tốt nghiệp loại khá chuyên ngành điều dưỡng viên, Lê Thiên Tư ngụ tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã làm hồ sơ xin vào làm việc tại Bệnh viện mắt Bắc Trung Nam, Tp Thanh Hóa.
Ao nuôi ốc nhồi được anh Lê Thiên Tư thả bèo tây (lục bình) nhằm giữ nhiệt độ ấm vào mùa đông, tạo mát vào mùa hè, và là điểm cho ốc nhồi bám. Ảnh: Vũ Thượng
Ao nuôi ốc nhồi được anh Lê Thiên Tư thả bèo tây (lục bình) nhằm giữ nhiệt độ ấm vào mùa đông, tạo mát vào mùa hè, và là điểm cho ốc nhồi bám. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên, anh Lê Thiên Tư kể: "Năm 2011 tôi bắt đầu xin việc tại Bệnh viện mắt Bắc Trung Nam. Đây là bệnh viện nằm ngay trung tâm Tp Thanh Hóa. Ngay hôm đầu đi làm, tôi cảm thấy rất vui, lương mới thử việc cũng khoảng 2 triệu đồng/tháng, rồi tiền lương cứ tăng dần. Sau 2 năm làm việc trong bệnh viện, tôi nhận thấy công việc bị gò bó, chịu nhiều áp lực nên quyết định xin nghỉ để đi tìm cơ hội mới".
Nhiều người cứ tưởng anh chàng Tư này có mối nào "việc nhẹ lương cao", đâu ngờ anh chàng ta lại quay về quê "nghịch bùn nuôi ốc". Bà con lối xóm, rồi đồng nghiệp chưa hiểu thì có người kêu ca: "Ôi dào, nơi việc nhẹ lương cao, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu" thì không làm, lại quay về với cái nghề trăm năm của ông, bà, cha mẹ...".
"Năm 2014, tôi chuyển sang hướng đi khác, đó là làm tư vấn kỹ thuật cho một trang trại nuôi thỏ New Zealand lớn nhất ở huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa). Khi đó chủ trang trại trả lương 15 triệu đồng/tháng. Trong quá trình làm việc, tôi có nhiều thời gian đi tham quan các mô hình nông nghiệp trong tỉnh và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Vì thế nên máu "thích trồng cây và chăn nuôi" đã "ngấm" vào người tôi lúc nào không hay", trai trẻ Lê Thiên Tư tâm sự thêm với phóng viên.
Từ mức lương 15 triệu/tháng ở vị trí tư vấn kỹ thuật, anh Tư về quê đào ao nuôi ốc nhồi, nuôi cá chạch...Ảnh: Vũ Thượng
Từ mức lương 15 triệu/tháng ở vị trí tư vấn kỹ thuật, anh Tư về quê đào ao nuôi ốc nhồi, nuôi cá chạch...Ảnh: Vũ Thượng
Sự lựa chọn nghỉ việc ở Bệnh viện mắt Bắc Trung Nam, cũng như khước từ mức lương 15 triệu đồng/tháng tại trại nuôi thỏ New Zealand khiến gia đình ai cũng bất ngờ và khuyên anh chàng trai 8X quay lại với công việc.
Nhưng với sự quyết đoán, anh Tư đã bỏ qua nhiều công việc "ngon ăn" và quyết định quay về quê hương vay tiền, thuê đất, vực ao thả nuôi cá chạch, nuôi ốc nhồi, nuôi cá rô đầu vuông, nuôi ếch...Nuôi "tùm lum" như thế, anh Tư mong muốn làm giàu ngay chính mảnh đất mình sinh ra.
Anh Tư mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương bằng nghề nuôi các con đặc sản dưới nước như ốc nhồi, nuôi cá chạch, nuôi cá rô đầu vuông, nuôi ếch... Ảnh: Vũ Thượng
Anh Tư mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương bằng nghề nuôi các con đặc sản dưới nước như ốc nhồi, nuôi cá chạch, nuôi cá rô đầu vuông, nuôi ếch... Ảnh: Vũ Thượng
Không hối tiếc khi về quê làm nông dân
Đi tham quan mô hình nuôi trồng tổng hợp có diện tích rộng khoảng 6.000 m2 của gia đình anh Lê Thiên Tư, phóng viên nhận thấy sự bố trí, sắp xếp các ao nuôi rất phù hợp, thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý.
Mô hình nuôi ốc nhồi, cá chạch...anh Tư đầu tư gần 600 triệu đồng. Ảnh: Vũ Thượng
Mô hình nuôi ốc nhồi, cá chạch...anh Tư đầu tư gần 600 triệu đồng. Ảnh: Vũ Thượng
Anh Lê Thiên Tư cho biết: "Để xây dựng mô hình nuôi ốc nhồi, nuôi cá chạch, nuôi cá rô đầu vuông thành công như ngày hôm nay, vợ chồng tôi đã vay mượn tiền đầu tư gần 600 triệu đồng. Tiền đầu tư bao gồm chi phí đào ao nuôi ốc nhồi, xây bể nuôi, ươm cá chạch, cá trê lai, cá rô đầu vuông...Qua 4 năm nuôi con đặc sản dưới nước, tôi cảm thấy mãn nguyện với công việc đã chọn...".
Không mãn nguyện sao được khi anh Tư được "làm thuê" cho chính mình, làm đúng công việc mình thích, mình đam mê mà mức thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm ở nông thôn không phải là số tiền nhỏ. 
Ốc nhồi sống ngoài tự nhiên ngày một khan hiếm. Ảnh: Vũ Thượng
Ốc nhồi sống ngoài tự nhiên ngày một khan hiếm. Ảnh: Vũ Thượng
Chia sẻ với phóng viên về kỹ thuật nuôi ốc nhồi thành công, anh Lê Thiên Tư nói: "Ốc nhồi ở ngoài tự nhiêm giờ hầu như không còn. Nguyên nhân do đâu? Do nguồn nước một số nơi bị ô nhiễm, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngấm trong nước, đất cao khiến ốc nhồi không thích nghi và tự chết, tóm lại là "đồng ruộng, ao hồ giờ tuyệt chủng loài ốc nhồi". Trong khi đó, tôi nắm bắt được trên thị trường tiêu thụ ốc nhồi rất lớn nên quyết định đầu tư ao để thả ốc".
Theo anh Thiên Tư, ốc nhồi nuôi hiện đang trong thời điểm đẻ trứng. Ảnh: Vũ Thượng
Theo anh Thiên Tư, ốc nhồi nuôi hiện đang trong thời điểm đẻ trứng. Ảnh: Vũ Thượng
Hiện tại, ốc nhồi bố mẹ nhà anh Tư đang trong thời điểm đẻ trứng. Anh bán ốc nhồi giống giá từ 300-500 đồng/con, còn bán ốc nhồi thịt (ốc thương phẩm) anh Tư nhập cho các nhà hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dao động từ 70.000-80.000 đồng/kg.

Theo kinh nghiệm nuôi ốc nhồi của anh Tư, trước khi thả ốc nhồi giống bà con cần vệ sinh ao nuôi. Ảnh: Vũ Thượng
Theo kinh nghiệm nuôi ốc nhồi của anh Tư, trước khi thả ốc nhồi giống bà con cần vệ sinh ao nuôi. Ảnh: Vũ Thượng
Theo anh Lê Thiên Tư "mách nước", điệu kiện để thả ốc nhồi đạt hiệu quả kinh tế thì đầu tiên phải xử lý ao nuôi bằng việc tháo cạn nước, bắt cá tạp, dùng vôi bột để khử sạch ao. Ốc nhồi bắt đầu nuôi tốt nhất từ tháng 3-4 hằng năm.
Khi mua giống ốc nhồi phải chọn cơ sở uy tín, thả mật độ từ 100-150 con/m2, xung quanh ao nuôi ốc nhồi có thể thả cây bèo tây (cây lục bình), trồng cây khoai môn (mùng) để tạo bóng mát và che gió cho ốc nhồi.
Trong ao nuôi ốc nhồi nên thả 3-5 con cá vược để cá vược săn bắt ăn các loại cá tạp nhỏ. Thức ăn của ốc nhồi chủ yếu bèo tấm, rau, quả các loại..Kể từ khi thả ốc nhồi giống, thời gian nuôi sau 2-3 tháng là có thể thu hoạch được ốc nhồi thịt thương phẩm.
Nuôi cá chạch đang đem lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Vũ Thượng
Nuôi cá chạch đang đem lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Vũ Thượng
Bên cạnh nuôi ốc nhồi, anh Tư còn xây dựng nhiều ao nuôi cá chạch cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Trao đổi thêm với phóng viên về mô hình nuôi cá chạch, anh Lê Thiên Tư cho biết:
"Nuôi cá chạch quan trọng đầu tiên là nguồn nước phải đảm bảo, không bị ô nhiễm, thức ăn chủ yếu của cá chạch là cám công nghiệp. Nên cho cá chạch ăn về đêm là tốt nhất. Lúc thả giống cá chạch xuống ao nuôi phải chọn cá khỏe mạnh, đồng đều, có chiều dài 2-5cm (bằng que diêm). Giá bán cá chạch giống hiện nay 200 đồng/con. Thông thường mực nước trong ao nuôi cá chạch có độ sâu thường 0,8-2m, nên thả loại cá chạch từ 80-100 con/m2, cá nuôi sau 4-6 tháng là bắt bán với giá 80.000 đồng/kg".
Giá cá chạch thịt (thương phẩm) anh Tư bán 80.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng
Giá cá chạch thịt (thương phẩm) anh Tư bán 80.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng
Với cách lý giải của anh Lê Thiên Tư, cá chạch sống rất khỏe, ít bị mắc bệnh tật. Tuy nhiên nếu thấy cá chạch bỏ ăn theo thời tiết thì có thể giảm lượng thức ăn xuống và xử lý nguồn nước ao nuôi theo định kỳ. Nhưng chủ quan để cá chạch ăn phải bột vô hơi, bột bị mốc kéo dài coi như mất trắng cả ao cá. Nhờ nắm bắt kỹ thuật nuôi cá chạch nên ao nuôi cá chạch nhà anh Tư năm nào cũng cho thu lời 80.000-100.000 triệu đồng.
Theo anh Tư việc ươm giống cá trê lai đòi hỏi kỹ thuật cao mới thành công. Ảnh: Vũ Thượng
Theo anh Tư việc ươm giống cá trê lai đòi hỏi kỹ thuật cao mới thành công. Ảnh: Vũ Thượng
Ngoài nuôi ốc nhồi, nuôi cá chạch, anh Lê Thiên Tư, chàng trai 8X còn xây dựng cả một hệ thống nuôi, ươm giống cá trê lai mà theo anh Tư tại tỉnh Thanh Hóa chưa có cơ sở nào lai phối thành công.
Mỗi năm anh Tư bán hàng triệu con ếch giống. Ảnh: Vũ Thượng
Mỗi năm anh Tư bán hàng triệu con ếch giống. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong cho biết: "Anh Lê Thiên Tư mới sinh năm 1989, nhưng chàng trai 8X này đã nắm chắc kỹ thuật nuôi ốc nhồi, cá trê lai, ếch...vì thế mà năm nào gia đình cũng thu lời 200.000-300.000 triệu đồng. Đây là mô hình nuôi tổng hợp, tôi đánh giá rất cao, rất hiệu quả cần được phát triển và nhân rộng".
Mô hình nuôi ốc nhồi, cá trê, ếch...nhà anh Tư được địa phương đánh giá cao. Ảnh: Vũ Thượng
Mô hình nuôi ốc nhồi, cá trê, ếch...nhà anh Tư được địa phương đánh giá cao. Ảnh: Vũ Thượng

Theo Vũ Thượng (Dân Việt)

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/ve-que-nuoi-oc-nhoi-de-khoe-lon-nhanh-trai-dieu-duong-doi-doi-1064260.html

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.